Quán ăn đêm Nhật Bản 'lao đao' vì dịch bệnh

(Ngày Nay) - Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, quang cảnh đông đúc trong các nhà hàng ăn đêm izakaya đã không còn, buộc họ phải tự thích nghi để có thể tồn tại.
Các thực khách sẽ ngồi cách xa nhau nhằm đảm bảo an toàn. Ảnh: REUTERS
Các thực khách sẽ ngồi cách xa nhau nhằm đảm bảo an toàn. Ảnh: REUTERS

Lao đao vì đại dịch

Trong nhiều thập kỷ, izakaya - biểu tượng của văn hóa làm việc và ăn đêm tại Nhật Bản - đã được biết đến thông qua việc cung cấp đồ uống giá rẻ cho nhân viên công sở trong không gian dễ chịu.

Mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội đã được dỡ bỏ tại Nhật Bản vào cuối tháng 5, các nhà hàng izakaya vẫn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiện hữu ngay trước mắt. Việc nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc tại nhà, cùng với đó là các quy tắc giãn cách xã hội đã buộc hầu hết các quầy hàng phải giảm một nửa chỗ ngồi.

Quán ăn đêm Nhật Bản 'lao đao' vì dịch bệnh ảnh 1

Một nữ nhân viên đang đeo khẩu trang khi làm việc trong nhà hàng Setouchi Lemon Shokudo tại thành phố Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: REUTERS


"Tôi đã từng đi uống khoảng hai lần một tuần. Nhưng giờ thì không còn như thế nữa," anh Erika Aoi, 26 tuổi, nói. "Thật thoải mái khi đi uống với đồng nghiệp sau giờ tan tầm, vì vậy nên thật buồn khi thấy các nhà hàng izakaya gặp khó khăn."

Những nhà hàng của ông Hitoshi Yaosaka nằm trong số cơ sở bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tổng cộng 10 izakaya mà ông Yaosaka điều hành tại Tokyo đều chứng sự thụt giảm số khách hàng một cách bất ngờ, chỉ bằng một phần ba so với thời điểm trước dịch.

"Nếu văn hóa uống rượu không còn được coi trọng nữa, các cơ sở izakaya sẽ không thể tồn tại," ông Yaosaka chia sẻ.

Tương lai mờ mịt

Chính phủ đã đưa ra một khung thời gian cho mỗi lệnh hạn chế trong mùa đại dịch. Nhưng giới chức Nhật Bản cảnh báo các lệnh này sẽ không bị dỡ bỏ hoàn toàn cho đến khi vắc-xin được phát triển. Điều đó có thể thúc đẩy nhiều công ty hơn cho phép nhân viên làm việc tại nhà, từ đó tiếp tục cắt giảm nhu cầu ghé tới các nhà hàng izakaya.

Theo dữ liệu của Tokyo Shoko Research, 16% các cơ sở kinh doanh bị phá sản tại Nhật Bản giữa dịch COVID-19 là những nhà hàng, quán ăn.

"Sức tiêu dùng có thể hồi phục phần nào trong tháng 6 nhưng sẽ mất một thời gian rất dài để trở về mức trước đại dịch", ông Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu cuộc sống Dai-ichi, cho biết.

Quán ăn đêm Nhật Bản 'lao đao' vì dịch bệnh ảnh 2

Người đi đường trước một nhà hàng izakaya tại thành phố Tokyo, Nhật Bản vào ngày 22/6. Ảnh: REUTERS

Sự thiếu hụt khách hàng đã khiến cho các chuỗi izakaya lớn như Colowide đóng cửa 7% trong số 2.665 cơ sở của mình. Rival Watami cũng đang đóng cửa 13% trong khoảng 500 cơ sở.

Takeshi Niinami, cố vấn chính phủ và người đứng đầu hãng sản xuất đồ uống Nhật Bản Suntory Holdings, cảnh báo rằng hơn 20% quán bar và nhà hàng có thể sẽ phá sản vì đại dịch.

Thay đổi để tồn tại

Sống sót giữa đại dịch không phải là việc dễ dàng đối với nhiều nhà hàng izakaya, trong khi đó thị trường vẫn đang không ngừng thu hẹp. Tình thế này đã đặt nhiều chủ nhà hàng trước quyết định thay đổi mô hình kinh doanh.

Hãng Watami sẽ mở các nhà hàng thịt bò wagyu mới nhắm vào các gia đình, cũng như phát triển thêm dịch vụ giao hàng gà chiên tại nhà.

Setouchi Lemon Shokudo, một izakaya gần khu thương mại Nihonbashi của Tokyo, vốn luôn chật cứng khách hàng trước khi xảy ra đại dịch. Thế nhưng giờ đây các chính sách giãn cách xã hội đã buộc nhà hàng phải cắt giảm ghế phục vụ từ 50 xuống còn 30.

Để bù đắp cho doanh số đã bị mất, Setouchi Lemon Shokudo đã mua một chiếc xe tải chuyên chở thực phẩm để có thể bán bữa trưa của mình cho nhiều khách hàng hơn. Đồng thời nhà hàng này cũng bắt đầu rao bán các bữa ăn trên mạng.

Tadao Nakashima, CEO của Bears Corp, công ty sở hữu Setouchi Lemon Shokudo, không hy vọng doanh nghiệp có thể phục hồi trong năm nay.

"Đại dịch đã làm rung chuyển nền tảng kinh doanh của chúng tôi, đó là việc kinh doanh nhà hàng trực tiếp," ông Nakashima chia sẻ. "Chúng tôi có thể sẽ cần phải tính tới một mô hình kinh doanh mới không tập trung quá nhiều vào việc phục vụ rượu".

Theo Reuters
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.