Rex Tillerson và thách thức trở thành ngoại trưởng Mỹ

(Ngày Nay) - Mối quan hệ thân thiết với Nga chỉ là một trong hàng loạt thách thức mà ông Rex Tillerson phải vượt qua trong thời gian tới.
ông Rex Tillerson
ông Rex Tillerson

Nhận được đề cử từ Tổng thống tân cử Donald Trump, ông Rex Tillerson hiện vẫn bị công chúng và những nhà làm luật Mỹ nghi ngờ. Theo Politico, đây là những vấn đề có thể cản trở CEO của Exxon Mobil trở thành ngoại trưởng thứ 69 của Mỹ.

Nước Nga

Khi tên Tillerson xuất hiện cho chức ngoại trưởng, nhiều người đã phản đối vì mối quan hệ thân thiết của ông với Tổng thống Nga Putin cũng như với tập đoàn dầu khí Rosneft giữa bối cảnh quan hệ Mỹ - Nga được coi căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Trong những năm vừa qua, với vai trò là người đứng đầu Exxon Mobil, ông Tillerson đã đàm phán những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với Moscow, mặc cho căng thẳng quan hệ giữa hai nước.

Ngoài ra, ông còn đạt được các thỏa thuận khai thác dầu ở biển Đen, vùng cực Bắc của Nga và Serbia. Những nỗ lực này đã giúp ông Tillerson từng được trao Huân chương Hữu nghị bởi chính Tổng thống Putin vào năm 2013.

Năm 2014, ông Tillerson từng lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga sau biến cố ở Crimea. Nguyên nhân trực tiếp được cho là do hoạt động kinh doanh của Exxon tại Nga bị thiệt hại.

Điều này khiến nhiều người tin rằng ông Tillerson dễ bị chi phối cũng như khó có khả năng phân biệt rạch ròi giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của Exxon Mobil, nhất là trong bối cảnh CIA kết luận về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử vừa qua ở Mỹ.

Rex Tillerson và thách thức trở thành ngoại trưởng Mỹ ảnh 1Ông Tillerson (trái) có mối quan hệ thân thiết với nước Nga. Ảnh: EPA.

Vấn đề môi trường

Là tập đoàn kinh doanh dầu mỏ và khí đốt, Exxon Mobil luôn bị "soi" liên quan tới bảo vệ môi trường. Hiện tập đoàn hơn 75 nghìn nhân viên này đang bị điều tra bởi không minh bạch các thông tin liên quan tới rủi ro của biến đổi khí hậu do khí thải carbon từ nhiên liệu hóa thạch.

Từ khi giữ chức CEO, ông Tillerson đã mềm mỏng hoá các chính sách về biến đổi khí hậu cho tập đoàn. Exxon Mobil đã công nhận trái đất nóng lên là mối đe dọa và ủng hộ thỏa thuận về vấn đề này ở Paris.

Tuy nhiên, mọi chú ý đang được dồn vào cuộc điều tra liệu Exxon Mobil có che giấu những thông tin về biến đổi khí hậu hay không. Nếu có, tập đoàn đa quốc quốc gia này sẽ phải hứng chịu những hậu quả pháp lý nặng nề và ông Tillerson cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.

Canada

Cũng giống Tổng thống tân cử Donald Trump, ông Tillerson ủng hộ dự án đường ống Keystone XL Pepline dài 1.900 km cho phép dẫn dầu từ Alberta (Canada) tới Nebraska (Mỹ).

Trước đó, Tổng thống Obama đã hủy bỏ dự án này do những nguy cơ môi trường của nó. Hậu quả của điều này là công ty TransCanada tuyên bố kiện Mỹ và đòi bồi thường.

Dầu cát là một nhiên liệu bẩn và nếu rò rỉ, nó sẽ gây ra thảm họa môi trường nghiêm trọng. Tuy vậy, theo Politico, ông Tillerson nói rằng dự án này “củng cố vị thế cạnh tranh của Mỹ.”

Nhiều người cho rằng lý do của điều này là vì Exxon Mobil có cổ phần trong Calgary’s Imperial Oil, một công ty chuyên sản xuất phát triển dầu cát ở Canada.

Xu hướng ủng hộ dự án đường ống dẫn dầu này của ông Tillerson có thể sẽ đặt ông vào tình thế khó khăn. Nhất là khi nhiều người chưa quên vụ rò rỉ đường ống Pegasus ở thành phố Little Rock thuộc Arkansas của Exxon Mobil đã gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vào năm 2013.

Rex Tillerson và thách thức trở thành ngoại trưởng Mỹ ảnh 2Nhiều người phản đối các động thái liên quan tới môi trường của Exxon Mobil. Ảnh:Flickr.

Iraq

Để có được những giếng dầu ở miền Bắc Iraq, ông Tillerson đã thỏa thuận trực tiếp với cộng đồng người Kurd tại đây mà không thông qua chính phủ Iraq. Đây được cho là phản ứng của ông sau những quy định ngặt nghèo của Baghdad cho việc khai thác dầu ở miền Nam quốc gia Trung Đông này.

Bước đi này của CEO Exxon Mobil cũng mở đường cho động thái tương tự của các tập đoàn khai thác dầu mỏ khác, gây tổn hại tới vai trò của chính phủ Iraq. Từ đó, mối quan hệ giữa Washington và Baghdad cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Dù bị chỉ trích vì đã bỏ qua chính phủ để tìm kiếm các cơ hội làm ăn, ông Tillerson luôn cho rằng mình cần phải làm điều tốt nhất cho tập đoàn.

Quyền lực của Exxon Mobil

Nếu là một quốc gia, Exxon Mobil sẽ có tên trong 30 nước giàu nhất thế giới. Với phạm vi hoạt động tại hơn 50 quốc gia và nắm vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp mấu chốt toàn cầu, tập đoàn này có nhiều quyền lực vượt ra ngoài các hoạt động kinh doanh.

Theo Politico, để đảm bảo cho các hoạt động khai thác, Exxon có cả những mối quan hệ ngầm với các tổ chức và cá nhân độc tài ở nhiều nước.

Việc lãnh đạo của một tập đoàn như vậy giữ chức vụ hàng đầu trong giới ngoại giao Mỹ được cho sẽ tạo nhiều tranh cãi và phản đối, nhất là khi ông Tillerson chưa hề có bất cứ kinh nghiệm nào trong chính trường.

Theo Zing
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: