Sắp xét xử loạt vụ kiện sắc lệnh nhập cư mới của Tổng thống Trump

(Ngày Nay) - Trong ngày 15/3, tại Mỹ sẽ diễn ra tổng cộng 3 phiên tòa xét xử đơn kiện sắc lệnh nhập cư mới, trước khi sắc lệnh chính thức có hiệu lực vào lúc 0h01’ ngày 16/3.
Sắc lệnh nhập cư do Tổng thống Donald Trump ban hành đang đối mặt với một loạt đơn kiện. Ảnh: Getty Image
Sắc lệnh nhập cư do Tổng thống Donald Trump ban hành đang đối mặt với một loạt đơn kiện. Ảnh: Getty Image

Thẩm phán liên bang James Robart của thành phố Seattle (Mỹ) tuyên bố sẽ tổ chức phiên điều trần vụ kiện yêu cầu đình chỉ sắc lệnh nhập cư mới vào lúc 17h ngày thứ Tư 15/3 (giờ Mỹ, tức 5h ngày 16/3 giờ Việt Nam).

Đơn kiện được đưa ra bởi bốn công dân và cư dân Hoa Kỳ có người thân đang ở nước ngoài. Những người này cho rằng nếu sắc lệnh nhập cư mới được thực thi, gia đình của họ sẽ đối mặt với nguy cơ tan rã.

Như vậy, vụ kiện mà thẩm phán Robart sắp đưa ra xét xử tách biệt hoàn toàn với vụ kiện do bang Washington đệ đơn với sự ủng hộ của các bang California, Maryland, Massachusetts, New York và Oregon.

Trước đó, vào ngày 13/3, chính quyền bang Washington và các tiểu bang khác đã đề nghị ông Robart ra lệnh đình chỉ sắc lệnh mới. Tuy nhiên, thẩm phán Robart chưa đáp lại đề nghị này mà chỉ tuyên bố sẽ xét xử vụ kiện của bốn công dân Hoa Kỳ nói trên.

Thẩm phán Robart chính là người từng ban hành lệnh đình chỉ sắc lệnh nhập cư đầu tiên của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 2.

Ngoài phiên điều trần của thẩm phán Robart, trong ngày 15/3, hai phiên điều trần khác về việc đình chỉ sắc lệnh nhập cư mới cũng sẽ dự định được tổ chức tại tòa án liên bang ở Greenbelt (bang Maryland) vào lúc 9h30’ (giờ Mỹ), và tại tòa án liên bang ở Honolulu (bang Hawaii) vào lúc 15h30’ (giờ miền Đông nước Mỹ, tức 9h30’ giờ Hawaii).

Tất cả các phiên điều trần đều được tổ chức sớm nhằm kịp thời “đóng băng” sắc lệnh nhập cư mới trước khi sắc lệnh chính thức có hiệu lực vào lúc 0h01’ ngày 16/3.

Theo sắc lệnh mới được Tổng thống Donald Trump kí ngày 6/3, công dân đến từ 6 nước Hồi giáo gồm Syria, Iran, Libya, Somalia, Yemen và Sudan sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày.

Người tị nạn Syria thay vì bị cấm nhập cư vô thời hạn như trong sắc lệnh cũ, nay chỉ còn bị cấm nhập cư tạm thời trong 120 ngày. Sắc lệnh mới có hiệu lực từ 0h01' ngáy 16/3 (giờ Mỹ).

Phạm vi áp dụng của sắc lệnh mới không bao gồm những người đã có thị thực vào Mỹ và các thường trú nhân (người có thẻ xanh).

Ngoài ra, sắc lệnh mới cũng liệt kê những nhóm đối tượng có đủ điều kiện để được miễn áp dụng lệnh cấm nhập cảnh, bao gồm: những người từng nhập cảnh để đi làm hoặc đi học, những người muốn đến Mỹ thăm thân, những người phải đối mặt với nhiều khó khăn nếu bị cấm nhập cảnh, trẻ sơ sinh/trẻ được nhận nuôi và những người cần được chăm sóc y tế, nhân viên của chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế.

Theo Tiền Phong
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.