Singapore: Người cha đồng tính được chấp thuận quyền nuôi con ruột

(Ngày Nay) - Bất chấp chính sách công khai ủng hộ việc làm cha mẹ thông qua hôn nhân - và chống lại sự hình thành của các gia đình đồng giới - tòa án quyết định bắt buộc phải coi quyền lợi của đứa trẻ là ưu tiên hàng đầu.
Singapore: Người cha đồng tính được chấp thuận quyền nuôi con ruột

Tòa án Tối cao Singapore hôm thứ Hai (17/12) đã cho phép một người đàn ông đồng tính nhận nuôi con trai ruột năm tuổi của mình, bé trai được một người phụ nữ mang thai hộ ở Mỹ.

"Đây là một vụ việc mang tính bước ngoặt vì đây là lần đầu tiên việc mang thai hộ và nhận con nuôi của người đồng tính được xem xét tỉ mỉ bởi tòa án", ông Koh Tien Hua - luật sư của người cha đồng tính, cho biết.

Người cha là một nhà bệnh lý học 46 tuổi, đã hẹn hò với một người đàn ông bằng tuổi từ năm 1998. Cặp đôi này - cả hai đều là công dân Singapore - bắt đầu sống với nhau vào năm 2003 và hiện đang sống cùng một bé trai và một người giúp việc trong một căn hộ, theo tài liệu của tòa án.

Quan hệ tình dục đồng tính nam bị cấm ở Singapore và hôn nhân đồng giới không được pháp luật nước này công nhận.

Cặp đôi ban đầu muốn nhận con nuôi nhưng không được chính quyền chấp thuận. Vì vậy, họ đã đến Mỹ và trả khoảng 200.000 USD cho một người phụ nữ để mang thai hộ thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Tinh trùng của người cha đã được cấy ghép vào trứng của một người phụ nữ giấu tên. Ở Singapore, một quy trình sinh sản được hỗ trợ chỉ có thể được thực hiện đối với người phụ nữ đã kết hôn với sự đồng ý của người phối ngẫu.

Cậu bé sau khi được sinh ra đã được đưa về Singapore, nhưng đơn xin nhập quốc tịch nước này sớm bị từ chối. Sau đó, cặp đôi đã liên hệ với Bộ Phát triển Gia đình và Xã hội Singapore để được tư vấn và được cho biết mong muốn của họ sẽ được chấp thuận nếu đứa trẻ được nhận nuôi hợp pháp.

Vào tháng 12 năm 2014, người cha ruột đã nộp đơn xin làm cha mẹ đơn thân để nhận nuôi đứa trẻ. Việc nhận con nuôi chung của hai người đàn ông không được phép theo luật của Singapore.

Ba năm sau, đơn của họ đã bị một thẩm phán quận bác bỏ và nói rằng vụ việc này "có vấn đề về mặt đạo đức" khi cặp đôi này ra nước ngoài để sinh con thông qua việc mang thai hộ.

Những người đàn ông đã kháng cáo lại phán quyết này, nhưng nhấn mạnh trong các cuộc phỏng vấn truyền thông trước đó rằng họ "không thúc đẩy bất kỳ chương trình nghị sự nào cho các vấn đề đồng tính". 

Quyết định của Tòa án Tối cao đã lật lại phán quyết trước đó cho thấy việc chấp thuận cho nhận nuôi xuất phát từ chính lợi ích và nhằm bảo vệ quyền công dân Singapore của đứa trẻ, quyền định cư lâu dài tại Singapore bởi cha cậu bé và gia đình đều là công dân nước này.

"Sự cân nhắc này có sức nặng đáng kể, dựa trên ý thức về sự an toàn và tình cảm của đứa trẻ, cũng như sự ổn định lâu dài của các thỏa thuận chăm sóc của cậu bé", Chánh án Sundaresh Menon viết.

Ông cũng nói rằng "tòa án không thể và không nên đưa ra một chính sách công chống lại việc mang thai hộ và làm cho nó có trọng lượng trong trường hợp hiện tại".

Luật pháp địa phương không rõ ràng cấm việc mang thai hộ, nhưng các tổ chức chăm sóc sức khỏe không được phép cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sinh sản cho các trường hợp mang thai hộ.

"Tòa án nhận thấy rằng không có chính sách nào chống lại việc làm cha mẹ có kế hoạch hoặc có chủ ý của người độc thân thông qua việc sử dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản hoặc mang thai hộ, ông Ivan Cheong - luật sư thứ hai của người cha, nhận xét.

Chán án Menon cũng lưu ý rằng việc cấp lệnh nhận con nuôi cho người đàn ông sẽ không trái với chính sách khuyến khích các đơn vị gia đình dị tính như điều kiện nuôi dạy con tối ưu - bởi vì chính sách này không đòi hỏi một cách hợp lý các hình thức làm cha mẹ khác.

Ông cũng nói rằng chính sách công không được trao quyền chống lại việc hình thành các đơn vị gia đình đồng tính vì chính sách này không phát sinh từ Đạo luật Nhận nuôi trẻ em.

Đồng thời, Chán án Menon viết: "Không có gì chỉ ra rằng người đàn ông đã cố tình vi phạm bất kỳ luật pháp hoặc chính sách nào.

Không có lý do nào ở trên là đủ sức mạnh để cho phép chúng tôi bỏ qua mệnh lệnh theo luật định để thúc đẩy quyền lợi của đứa trẻ, và thực sự, coi phúc lợi của đứa trẻ là điều ưu tiên và tối quan trọng", ông kết luận. Bằng chứng cũng ủng hộ rằng phúc lợi xã hội của đứa trẻ sẽ được nâng cao thông qua phán quyết chấp thuận cho nhận nuôi.

Tuy nhiên, Chán án Menon đã đảm bảo đủ điều kiện để đưa ra quyết định này với mức độ khó khăn không đáng kể - dựa trên các tình tiết của vụ kiện và áp dụng pháp luật, thay vì "sự ủng hộ" hoặc "lòng trắc ẩn" dành cho cặp đôi đồng tính nam.

"Cuối cùng, quyền lợi của đứa trẻ cũng được đảm bảo. Tòa án đã công nhận điều này, khách hàng của chúng tôi rất vui mừng", luật sư Cheong cho biết.

Theo CNA
TIN LIÊN QUAN
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.