Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi

Trong suốt 25 năm ở tù, không một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul - điệp viên Triều Tiên, còn gọi là 'Phần tử khủng bố bị quên lãng' đã chết vì bệnh vào năm 2008, khi mới 53 tuổi.
Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi

Tờ People đưa tin: Trong suốt hơn nửa thế kỷ giằng co với nhau giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, hàng nghìn người làm nhiệm vụ bí mật của cả hai nước đã bị “xóa tên” trước mắt công chúng.

"Tác giả” trong vụ án đánh bom ở Yangon (Myanmar) năm 1983 - công dân Triều Tiên Kang Min-chul chính là một trong số những người đó.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 1

Một bài báo của Hàn Quốc đưa tin vụ án đánh bom ở Yangon (Myanmar).

Kang Min-chul từng là một trong những điệp viên nguy hiểm nhất của Triều Tiên. Ngày 9/10/1983, Kang Min-chul và hai đồng bọn đã cho nổ bom trước viện bảo tàng Yangon, hòng ám sát Tổng thống Hàn Quốc khi ông ta đến thăm nơi này, theo như kế hoạch, lẽ ra tổng thống sẽ tới đây đặt vòng hoa.

Trái bom đánh nhầm mục tiêu – Tổng thống Hàn quốc đã đến muộn, nhưng vẫn có 17 người Hàn Quốc, trong đó có 4 vị bộ trưởng nội các chết ngay tại chỗ.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 2

Hình ảnh điệp viên Triều Tiên Kang Min-chul bị bắt giữ sau vụ đánh bom cố ý ám sát Tổng thống Hàn Quốc

Nhưng, chính hành động lần này đã biến Kang Min-chul trở thành điệp viên vô thừa nhận. Tổ quốc Triều Tiên của ông tuyên bố không hề liên quan, họ cho rằng việc này chính là do phía Hàn Quốc bày ra để đổ lên đầu Triều Tiên, nên Triều Tiên không có phản ứng gì trước sự việc một người Triều Tiên đang bị hành hạ trong nhà tù ở Myanmar do có liên quan đến vụ án.

Trong suốt 25 năm ở tù, không một ai từ quê hương tới thăm Kang Min-chul. Phần tử khủng bố bị quên lãng này chết vì bệnh vào năm 2008, khi đó, ông mới 53 tuổi.

Cho đến nay, đã hơn 30 năm sau vụ đánh bom, câu chuyện về ông lại được lật lại theo cách mà không một ai có thể ngờ tới đó là: Ông Ra Jong-yil - nguyên Phó Viện trưởng Viện Tình báo Hàn Quốc đã viết một cuốn sách nói về Kang Min-chul với tiêu đề “Phần tử khủng bố bị quên lãng”.

Tuy ngoài miệng tác giả nói Kang Min-chul là “tội phạm nguy hiểm tàn ác”, nhưng cuốn sách này được viết ra như để an ủi vong hồn của những “số phận đã bị chối bỏ” kia. Những người này, sau khi được Triều – Hàn huấn luyện, đã trở thành những chiến binh đảm nhận nhiệm vụ bí mật trong thời kỳ chiến tranh lạnh.

Cuốn sách được viết ra nhằm đả kích những hành vi, việc làm mà cả hai chính phủ Triều – Hàn đã làm: Một khi có sai sót, bèn phủ nhận sự tồn tại của các điệp viên, không cho người nhà của họ và công chúng biết được sự thật.

Trong thời gian 10 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Triều Tiên chấm dứt vào năm 1953, những cuộc đọ súng quy mô nhỏ giữa hai nước vẫn liên tiếp nổ ra, hai bên cùng phái gián điệp hoặc kẻ ám sát vào nước đối phương. Năm 1996, một tàu ngầm của Triều Tiên bị mắc cạn ở bờ biển phía đông Hàn Quốc, trên tàu có 26 nhân viên; về sau, phía Hàn Quốc phát hiện ra 11 thi thể, trên đầu mỗi người đều có một lỗ thủng hình viên đạn. Năm 1998, một tàu ngầm khác của Triều Tiên lại bị mắc cạn tại vùng này. Người của phía Hàn Quốc đến nơi, phát hiện 9 thi thể nam giới, đầu và ngực đều bị đạn bắn. Phía Hàn Quốc cho rằng, những người Triều Tiên này đã chọn cách tự sát vì không muốn bị bắt làm tù binh.

Không chỉ có Triều Tiên huấn luyện đào tạo gián điệp cài vào nước đối phương. Theo thống kê, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, có khoảng 6.200 công dân Hàn Quốc sau khi đến phía bắc bán đảo thì không một ai còn biết họ đã đi đâu về đâu.

Nhờ các đồng nghiệp và người thân khiếu nại trong nhiều năm trời, Seoul mới thực hiện chính sách bồi thường trong sự im hơi lặng tiếng cho người nhà của những người đã hi sinh; cho đến tận giờ đây, không ít người vẫn không hề hay biết chồng, con, cha mình từng phục vụ cho đất nước.

Số phận nghiệt ngã của điệp viên Triều Tiên bị chính phủ bỏ rơi - anh 3

Ông Ra Jong-yil - tác giả cuốn sách "Phần tử khủng bố bị quên lãng".

Cuốn sách của Ra Jong-yil được viết ra dựa trên những ghi chép, điều tra của tòa án Myanmar về Kang Min-chul, cùng với những cuộc thăm hỏi những người bạn tù, quản lý trại giam của ông, trong đó rất nhiều người từng giúp đỡ ông trong thời gian ông ở nhà tù Insein gần Yangon.

Đối tượng ném bom của Kang Min-chul chính là nhằm vào tổng thống đương nhiệm Jeon Du-hwan. Nào ngờ, Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar có nhiệm vụ đến đón Tổng thống Jeon Du-hwan đã tới muộn mấy phút, việc chậm trễ này lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao: Khi quả bom được điều khiển từ xa phát nổ, chiếc xe chở Tổng thống còn chưa kịp chạy tới chỗ quả bom đang chờ ông.

Đứng từ xa thấy quả bom đã nổ, Kang Min-chul và điệp viên khác chạy ngay về phía bờ sông Yangon, theo kế hoạch, ở đó sẽ có chiếc ca nô cao tốc đợi sẵn, đón bọn họ đưa lên con thuyền chở hàng tiếp ứng của Triều Tiên. Ra Jong-yil đã tái hiện lại cảnh tượng lúc ấy theo những văn kiện của chính phủ Myanmar và những thông tin khác mà ông có được: Phát hiện chiếc ca nô không tới, ba người đành phải chia nhau bỏ chạy theo đường bộ hoặc nhảy xuống sông, nhưng chiếc thuyền chở hàng cũng chẳng thấy đâu – nó chưa hề được phép vào cảng Yangon. Sau đó, cảnh sát đuổi kịp, một người trong số họ bị trúng đạn chết.

Lựu đạn trong tay Kang Min-chul và điệp viên còn lại bất ngờ phát nổ, khiến cả hai cùng bị trọng thương và bị bắt. Người kia mất một cánh tay, hỏng một mắt, bị xử tội chết vì không chịu trả lời bất kỳ một câu hỏi nào. Kang Min-chul cũng mất một cánh tay, ông nhận tội nên được hoãn thi hành án tử hình. Trong kiếp sống dài lê thê sau song sắt, Kang Min-chul đã học được tiếng Myanmar, còn trèo được lên cây xoài trong sân bằng một cánh tay lúc ông được thả ra ngoài trời hóng gió. Ở đó, ông theo Cơ đốc giáo, được một người bạn tù ban ơn và đặt tên cho ông là “Matthew ”.

Ra Jong-yil hay tin về Kang Min-chul một cách ngẫu nhiên. Năm 1998, khi đến thăm Yangon để tìm tài liệu, ông chú ý đến một mẩu tin vắn, nói rằng Kang Min-chul trong suốt thời gian ngồi tù chưa từng có một ai đến thăm, cực kỳ tuyệt vọng. Ra Jong-yil đã rất xúc động, thuyết phục người phụ trách bộ phận tình báo Myanmar đương nhiệm, sau này trở thành tướng quân Khin Nyunt, cho phép quan chức ngoại giao Hàn Quốc tới thăm hỏi Kang Min-chul, mang đồ ăn và tin tức về Hàn – Triều nói cho ông nghe. Kang Min-chul nói nếu ông và bạn tù được thả ra, họ muốn được đến Hàn Quốc.

Năm 2004, sau khi Khin Nyunt bị bãi miễn chức vụ, những cuộc thăm viếng của quan chức ngoại giao Hàn Quốc bị gián đoạn. Ra Jong-yil khẩn thiết xin chính phủ Hàn Quốc can thiệp trả lại tự do cho Kang Min-chul. Nhưng giai đoạn đó Seoul đang nỗ lực thúc đẩy “chính sách Ánh Dương” để hòa giải với Bình Nhưỡng, nên không muốn làm bất cứ chuyện gì có thể gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai bên. “Đối với chính phủ hai nước Triều – Hàn mà nói, để Kang Min-chul đợi chờ trong ngục càng đỡ phải lo phiền” - Ra Jong-yil đã chỉ rõ, “Triều Tiên chối bỏ ông, Hàn Quốc làm ngơ ông”.

Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Kang Min-chul vô cùng suy sụp. “Ông sợ mình bị nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là sau năm 2007, nhân viên ngoại giao Triều Tiên quay trở lại Myanmar, hai nước khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao bị đứt đoạn vì vụ ném bom gây ra, ông lo lắng thức ăn của mình có độc. Ông nói với cai ngục và bạn tù, cho dù mình được thả, cũng chẳng biết đi đâu”.

Mãi lâu sau khi điệp viên Kang Min-chul qua đời vì ung thư gan, Ra Jong-yil vẫn không hay biết gì, vẫn hỏi hăm các cán bộ của Myanmar về ông. “Tất cả mọi người đều lắc đầu, họ chỉ nói, tôi (ông Ra Jong-yil) là người đầu tiên, và cũng là người cuối cùng hỏi đến chuyện này”.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.