Sức khoẻ có phải lí do ông Abe Shinzo từ chức?

(Ngày Nay) - Theo nhận định của New York Times, quyết định từ chức của Thủ tướng Abe Shinzo là sự trốn tránh trách nhiệm với người dân Nhật Bản.


Ông Abe Shinzo công bố quyết định từ chức hôm 29/8. (Ảnh: New York Times)
Ông Abe Shinzo công bố quyết định từ chức hôm 29/8. (Ảnh: New York Times)

(Bài viết trích dẫn quan điểm của Koichi Nakano, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo.)

Thủ tướng Abe Shinzo từ chức là một sự kiện khá bất ngờ, với một vị nguyên thủ quốc gia mạnh mẽ như ông. Abe Shinzo đã giữ vị trí Thủ tướng Nhật Bản suốt 7 năm 6 tháng, và là Thủ tướng tại vị lâu nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, ở một góc độ khác - quyết định này hoàn toàn không hề bất ngờ.

“Cơn bão” bê bối 

Năm 2007, trong nhiệm kỳ đầu tiên làm Thủ tướng, ông Abe Shinzo đã từ chức với lí do bị ảnh hưởng bởi “một căn bệnh kinh niên”. Gần đây, sức khoẻ của ông lại có vấn đề sau khi trải qua một cuộc kiểm tra y tế. Một cộng sự thân thiết của Thủ tướng đã lo ngại rằng ông Abe Shinzo đã “làm việc quá sức và có thể ‘buộc phải’ nghỉ ngơi trong vài ngày.”

Điều đó khá kì lạ, bởi Thủ tướng Abe đã không làm việc quá sức như ngài cựu bộ trưởng kia nói. Trên thực tế, hầu hết người dân Nhật Bản đã chỉ trích rằng ông Abe không quyết tâm ngăn chặn COVID-19 lây lan. Họ cũng cho rằng ông chưa làm tròn trách nhiệm để phục hồi nền kinh tế.

Ông Abe hầu như không xuất hiện trước công chúng sau khi COVID-19 bùng phát ở Nhật Bản. Thủ tướng chỉ thỉnh thoảng xuất hiện, để công bố những chính sách thiếu sáng suốt. Abenomasks, với kế hoạch phân phối cho mỗi hộ gia đình 2 chiếc khẩu trang có thể giặt được, đã không phát huy hiệu quả.

Đồng thời, ông Abe vẫn đang sa lầy vào các vụ bê bối khác nhau trong nhiều năm qua. Thủ tướng vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho những hành động của mình.

Hồi tháng 6/2016, trường Moritomo Gakuen đã mua một lô đất công tại Toyonaka ở Osaka để xây dựng trường tiểu học, với giá 134 triệu yên, chỉ bằng 14% so với giá trị thực. Sau đó, Bộ Tài chính Nhật Bản thừa nhận đã sửa tài liệu chính thức liên quan đến quyết định giảm giá 85% so với giá gốc được định cho lô đất. Trong đó, những phần nhắc đến bà Akie Abe, phu nhân thủ tướng Nhật Bản, đã được xóa bỏ trong tài liệu nộp cho công tố viên điều tra về thỏa thuận bán đất.
Tác giả

Cả hai vụ bê bối Moritomo Gakuen và Kake Gakuen đều làm dấy lên những cáo buộc rằng, Thủ tướng Abe Shinzo đã dành sự ưu ái đặc biệt cho những người thân thiết. Vụ Moritomo Gakuen - bê bối về việc trường Moritomo Gakuen mua một lô đất với giá chỉ bằng 14% giá trị thực, có sự bao che của cả các quan chức Bộ Tài chính. Ông Abe phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào của mình, hay của vợ ông, bà Akie Abe - người được cho là “hiệu trưởng danh dự” của trường Moritomo Gakuen. Tuy nhiên, ông đã thay mặt chính phủ xin lỗi về việc tài liệu mua bán khu đất bị giả mạo.

Tranh cãi tiếp tục nổ ra xung quanh bữa tiệc ngắm hoa anh đào mà Thủ tướng tổ chức hằng năm. Một sự kiện của chính phủ với kinh phí được lấy từ tiền thuế của dân, đang ngày càng trở nên xa hoạ hơn. Nhiều ý kiến cho rằng, bữa tiệc này chỉ nhằm tôn vinh Abe Shinzo, cùng những cử tri trung thành của ông. Năm 2019, khi phe đối lập bắt đầu chất vấn về bữa tiệc, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã tiêu huỷ danh sách khách mời của năm đó - một hành động vi phạm các quy tắc của chính phủ.

Sức khoẻ có phải lí do ông Abe Shinzo từ chức? ảnh 1

Thủ tướng Shinzo Abe chụp ảnh cùng nhiều người nổi tiếng trong bữa tiệc ngắm hoa anh đào. Ảnh: AFP.

Sau khi COVID-19 bùng phát, các bê bối vẫn tiếp tục xảy ra trong chính quyền Thủ tướng Abe Shinzo.

Hồi tháng 1 năm nay, ông Abe đã “bẻ cong” một điều luật để công tố viên yêu thích của mình được tiếp tục làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc. Sau đó, ông cố gắng làm cho điều luật đó được sửa đổi một cách chính thức. Động thái này chứng tỏ ông Abe đang cố gắng hợp pháp hoá những sai lầm của mình. Kế hoạch này chỉ bị ngừng lại sau khi công tố viên đó buộc phải từ chức vì cáo buộc đánh bạc.

Tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Nhật Katsuyuki Kawai và vợ đã bị bắt vì nghi án mua phiếu bầu cử. Ông Katsuyuki Kawai là một phụ tá thân cận của Thủ tướng Abe Shinzo, và vợ ông - bà Anri Kawai là thành viên Đảng Dân chủ Tự do (L.P.D) của ông Abe Shinzo. Vợ chồng Kawais đã nhận được 150 triệu yên (hơn 1,4 triệu USD) từ L.P.D. Ngài Thủ tướng tuyên bố ông không có bất kỳ sự liên quan nào đến sự việc, và nhà Kawais cũng phủ nhận mọi cáo buộc.

Sức khoẻ có phải lí do ông Abe Shinzo từ chức? ảnh 2

Cựu Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Katsuyuki Kawai. Ảnh: Reuters

Không xứng đáng với kỳ vọng của người dân 

Nhìn chung, Thủ tướng Abe đã phải giải thích rất nhiều trước Quốc hội, giới truyền thông và công chúng. Nhưng ông hầu như chưa đưa ra được câu trả lời nào đủ thuyết phục.

Không có gì bất ngờ khi sự ủng hộ của công chúng dành cho ông Abe đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua, kể từ đại dịch COVID-19 bắt đầu hoành hành.

Nhật Bản đã tương đối thành công trong việc kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh và giảm thiểu số người chết. Tuy vậy, chính phủ không nhận được nhiều sự tín nhiệm cho việc đó. Trong một cuộc thăm dò dư luận giữa tháng 8 tại Nhật, khoảng 60% người được hỏi cho biết họ có quan điểm tiêu cực về phản ứng của chính phủ với đại dịch.

Sau khi trở lại làm Thủ tướng vào năm 2012, ông Abe đã hứa sẽ “hồi sinh Nhật Bản”. Đó là lời hứa xây dựng lại nền kinh tế với chính sách đặc trưng “Abenomics”, và “bình thường hoá” chính sách quốc phòng của Nhật Bản thông qua tái cơ cấu và tăng cường quan hệ với Mỹ.

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh cãi về những di sản của Thủ tướng Abe Shinzo. Đó là sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán, nhưng đi kèm là vấn đề trì trệ lương và nợ công cao kỷ lục (mức nợ công so với GDP của Nhật là 237.6%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Đó là những nỗ lực gây tranh cãi để sửa đổi các điều khoản về hoà bình trong hiến pháp, mặc dù không thành công. Đó còn là mối quan hệ chặt chẽ với tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Trong khi đó, L.P.D đang ráo riết tìm người kế nhiệm ông Abe Shinzo. L.P.D nhiều khả năng sẽ tham khảo ý kiến của một nhóm nhỏ trong Đảng để đưa ra quyết định, thay vì việc tổ chức một cuộc chạy đua để tất cả các đảng viên tham gia. Lí do là bởi ông Abe đã từ chức trong bối cảnh dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.

Nếu vậy, triển vọng của Shigeru Ishiba, người nổi tiếng kiên trì trong việc phê bình đường lối của ông Abe, có vẻ sẽ bị hạn chế. Ông Abe từng được cho là có “ưu ái nhẹ nhàng” đối với Fumio Kishida, một cựu ngoại trưởng. Nhưng giờ đây, cựu Thủ tướng có thể đang ủng hộ Yoshihide Suga, chánh văn phòng nội các của ông - người tàn nhẫn, bí mật, độc đoán hơn Fumio Kishida, và có tiềm năng tốt hơn để đánh bại Shigeru Ishiba.

Sức khoẻ có phải lí do ông Abe Shinzo từ chức? ảnh 3

Từ trái qua: Shigeru Ishiba, Fumio Kishida và Yoshihide Suga. (Ảnh: The Mainichi)

Tuy nhiên, bất kể di sản cuối cùng của ông Abe là gì, hay ai sẽ là người thay thế ông ngay lập tức, rõ ràng người dân Nhật Bản đã nhìn ra một điều. Bằng cách từ chức, vị Thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản đang trốn tránh các vụ bê bối và những lời kêu gọi trách nhiệm, từ những người mà ông phải phục vụ. 

Theo The New York Times
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.