Tân nữ lãnh đạo 59 tuổi của Hong Kong

(Ngày Nay) - Bà Carrie Lam nhậm chức trong bối cảnh Hong Kong đang bị chia rẽ sâu sắc về chính trị và bất bình đẳng kinh tế.
 Ông Tập Cận Bình và bà Carrie Lam tại lễ nhậm chức Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong ngày 1/7. Ảnh: SCMP.
Ông Tập Cận Bình và bà Carrie Lam tại lễ nhậm chức Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong ngày 1/7. Ảnh: SCMP.

Bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), 59 tuổi, sáng nay nhậm chức trưởng đặc khu hành chính Hong Kong, trở thành người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo đặc khu này sau 20 năm được trao trả cho Trung Quốc. Bà Lam được cho là sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức trong nỗ lực xây dựng sự đồng thuận và "khôi phục niềm tin và hy vọng" ở Hong Kong vốn đang ngày càng bị chia rẽ.

Trong cuộc bầu cử hồi tháng 3, bà Lam nổi lên như ứng viên sáng giá nhất vì nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Bắc Kinh, theo BBC.

Khi bà từ chức phó trưởng đặc khu hành chính Hong Kong để chuẩn bị ra tranh cử, bà đã nhanh chóng được Bắc Kinh phê chuẩn. Trong khi đó, đối thủ của bà, ông Tăng Tuấn Hoa, mất tới hơn một tháng mới được lãnh đạo Trung Quốc thông qua việc từ chức Vụ trưởng Tài chính.

Hong Kong không chọn trưởng đặc khu thông qua bỏ phiếu phổ thông mà một ủy ban bầu cử gồm 1.200 cử tri, chủ yếu là những người thân Bắc Kinh, chọn ra người lãnh đạo cho đặc khu này. Kết quả, bà Lam giành được 777 phiếu bầu và ông Tăng Tuấn Hoa được 365 phiếu.

"Hong Kong, ngôi nhà của chúng ta, đang bị chia rẽ nghiêm trọng và đã tích tụ rất nhiều thất vọng, ưu tiên của tôi là hàn gắn sự chia rẽ", bà Lam phát biểu trong diễn văn chiến thắng.

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em với cha mẹ là người Thượng Hải nhập cư, bà Lam từng theo học ngành xã hội học tại Đại học Hong Kong, theo Channel News Asia.

Khi còn là sinh viên trong thập niên 1970, bà Lam cũng là một nhà hoạt động. Một bức ảnh đăng trên tờ SCMP cho thấy bà đang tuần hành phản đối việc trục xuất 4 sinh viên "cánh tả".

Bà sau đó làm việc cho chính quyền. Từ một công chức bình thường, bà Lam dần thăng tiến lên làm cấp phó cho ông Lương Chấn Anh, cựu trưởng đặc khu được Bắc Kinh ủng hộ.

Năm 2007, bà trực tiếp đứng ra đối thoại với người biểu tình phản đối việc dỡ bỏ một cầu cảng lịch sử có từ thời thuộc địa Anh. Cầu cảng này sau đó đã bị tháo dỡ.

Trong cuộc khủng hoảng biểu tình của sinh viên Hong Kong năm 2014, bà đã gặp gỡ đại diện của phong trào này để bàn về cải cách chính trị. Phong trào sinh viên sau đó không thành công trong việc đòi bầu cử tự do hoàn toàn cho Hong Kong.

Bà Lam ủng hộ lập trường không nhượng bộ của Bắc Kinh trước những yêu cầu về một cuộc bầu cử độc lập nhằm chọn ra người lãnh đạo Hong Kong. Bắc Kinh cho phép người dân Hong Kong chỉ được lựa chọn lãnh đạo của họ từ những ứng viên đã được phê duyệt trước.

Trước sức ép biểu tình của một bộ phận người dân Hong Kong kêu gọi tách thành phố này khỏi Trung Quốc, bà Lam tuyên bố cứng rắn không có chuyện để Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc.

Hàn gắn rạn nứt

Bà Lam đã từ bỏ kế hoạch sang Anh sống cùng chồng, giáo sư về hưu Lam Siu Por, để trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên của Hong Kong.

"Chồng tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều. Xin lỗi anh, anh sẽ phải tiếp tục hy sinh thêm nữa", bà Lam nói về người đàn ông đã chung sống với bà 32 năm. Hai người có hai con trai trưởng thành.

Trước công chúng, tân trưởng đặc khu tập trung xây dựng hình ảnh một chính trị gia thấu hiểu những vấn đề mà người dân đang phải đối mặt thông qua các chính sách tập trung giải quyết chênh lệch giàu nghèo và nhà ở.

Nhưng trên thực tế, bà Lam gặp không ít khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh một lãnh đạo gần dân. Khi sử dụng hệ thống tàu điện ngầm trong đợt tranh cử, bà tỏ ra lúng túng không biết cách cà thẻ từ để mở barrier vào bến.

 Tân nữ lãnh đạo 59 tuổi của Hong Kong ảnh 1

Người biểu tình giơ những tấm biển in hình bà Carrie Lam ngày 5/2. Ảnh: AP.

Sau khi nhậm chức, ngoài ưu tiên hàng đầu là hàn gắn những rạn nứt nghiêm trọng trong xã hội Hong Kong, bà Lam sẽ nỗ lực "tăng cường mối quan hệ giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục".

Bà Lam cũng cam kết sẽ hiện thực hóa những lời hứa mà bà đưa ra trong quá trình tranh cử, bao gồm thuế lợi nhuận "hai cấp", giảm thuế để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, giải quyết vấn đề giá nhà tăng cao thông qua tăng nguồn cung đất, và tăng ngân sách cho giáo dục. Bà cũng hứa bảo vệ chế độ pháp quyền và tự do ngôn luận, coi đó như một phần không thể tách rời trong sự thịnh vượng của Hong Kong.

Về giáo dục, bà Lam muốn đưa đưa vào chương trình học ngay từ cấp mẫu giáo những bài học về lòng yêu nước và bản sắc của người Trung Quốc.

"Hong Kong cần lối tư duy mới", bà tuyên bố.

Theo Vnexpress
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.