Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa

(Ngày Nay) - Mọi chuyện bắt đầu khá kỳ lạ khi người dân Minamata phát hiện những con mèo có triệu chứng co giật, điên loạn và chết đi, nhiều người đặt tên cho căn bệnh này là “mèo nhảy”. Chẳng ai ngờ được tại một làng chài nhỏ bé của Nhật Bản vào những năm 1950, người ta đã chứng kiến những dấu hiệu đầu tiên của một trong những thảm họa ô nhiễm kinh hoàng nhất trong lịch sử đất nước.
Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa

Thành phố Minamata nằm trên bờ biển phía tây Kyushu, hòn đảo cực nam của Nhật Bản. Mọi chuyện bắt đầu vào những năm 1930, khi thị trấn này dần rũ bỏ hình ảnh một làng chài nhỏ bé và nghèo đói trong quá khứ. Năm 1932, Tập đoàn Chisso đã bắt đầu sản xuất acetaldehyd, hợp chất được sử dụng để sản xuất nhựa.  Phản ứng hoá học dùng để chế tạo ra acetaldehyde có sử dụng thuỷ ngân sulfat làm chất xúc tác.

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1951, chất cộng xúc tác được thay thế từ mangan điôxít (manganese dioxide) thành sắt sulfide (ferric sulfide). Một phản ứng phụ của vòng xúc tác đã tạo ra một sản lượng nhỏ hợp chất thuỷ ngân vô cơ, tên là methyl thuỷ ngân (methylmercury). Hợp chất kịch độc này đã được xả vào vịnh Minamata từ năm 1951.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 1

Vịnh Minamata từng được coi là "vùng biển chết" do bị xả thải thủy ngân.

Tới năm 1952, việc sản xuất acetaldehyd đã bùng nổ trên cả nước. Nền kinh tế địa phương Minamata từ đó “thay da đổi thịt” và hầu hết cư dân đều rất hài lòng với chất lượng cuộc sống được cải thiện. Cũng trong khoảng thời gian đó, cá chết bắt đầu nổi trên vịnh Minamata. Công ty Chisso đã trả tiền bồi thường cho ngư dân địa phương sau sự cố này. Cũng vào thời điểm đó, những con mèo tại Minamata bắt đầu có biểu hiện khi liên tục co giật và rơi xuống biển, nhiều người coi đây là hội chứng “mèo tự tử”.

Đầu thâp niên 50 của thế kỷ trước, một số người dân ở Minamata đã xuất hiện những triệu chứng tương tự như loài mèo. Mọi người vấp ngã khi đang đi bộ, không thể cầm bút hay ấn chuông, gặp khó khăn khi nghe hoặc nuốt, hoặc run rẩy không kiểm soát.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 2

Ngư dân Minamata là những nạn nhân đầu tiên phơi nhiễm với thủy ngân từ cá và nước.

Hồ sơ địa phương đã lưu lại trường hợp điển hình của người mắc “căn bệnh lạ”, một ngư dân tên Sohachi Hamamoto đã mất khả năng giữ thăng bằng và rơi khỏi thuyền. Ông không thể xỏ dép, đi bộ đúng cách hoặc hiểu những gì người khác đang nói với mình. Khi nhập viện, ông Hamamoto liên tục co giật ngay cả khi đã bị bác sĩ trói vào giường, bệnh nhân rơi vào mê sảng, chảy nước dãi và cào cấu thân thể, người đàn ông qua đời 7 tuần sau đó trong đau đớn.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 3

Một con mèo bị mắc bệnh Minamata.

Đến cuối năm 1956, các nhà nghiên cứu dịch tễ học và bác sĩ đã xác định căn bệnh này là ngộ độc kim loại nặng do ăn cá và động vật có vỏ ở vịnh Minamata. Những ngư dân Minamata là các đối tượng đầu tiên bị nhiễm độc, những thức ăn hàng ngày của họ đến từ khu vực biển đang bị xả thải mà không hề hay biết, những con mèo nhà ăn đồ thừa của con người đã bị trúng độc và mắc phải căn bệnh "mèo nhảy múa", hay còn được gọi là bệnh Minamata.

Tuy nhiên các bằng chứng chỉ ra thủy ngân xả thải từ nhà máy của công ty Chisso là nguyên nhân gây bệnh đã không được xác định cho đến năm 1959.

Bác sĩ Hajimé Hosokawa, trong các thử nghiệm riêng trên mèo tại Bệnh viện Công ty Chisso, cho thấy nước thải acetaldehyd của nhà máy gây ra các triệu chứng bệnh (mặc dù kết quả đã không được công khai). Chisso sau đó đã thừa nhận hành vi và tiến hành đền bù cho gần 100 trường hợp mắc bệnh.

Tưởng như mọi chuyện đã dừng lại, thế nhưng những đứa trẻ sinh ra tại Minamata cũng mắc các triệu chứng tương tự như người lớn, ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Tới năm 1963, các nhà nghiên cứu của Sở Y tế Công cộng địa phương đã lần theo dấu vết của bệnh thủy ngân và cáo buộc Chisso đã xả thải thủy ngân ra biển và đầu độc cả thành phố.

Tuy nhiên, Chisso vẫn hoạt động ở Minamata và tiếp tục sản xuất hóa chất, phân bón. Thành phố này sau đó rơi vào cảnh thưa dân do tác động của hóa chất tới sức khỏe con người. Thủy ngân thấm vào lớp trầm tích của vịnh Minamata khiến chính quyền thành phố ra lệnh cấm đánh bắt cá, đặt dấu chấm hết cho sinh kế của các ngư dân. 

Theo quan niệm của Nhật Bản, tình trạng của cơ thể phản ánh cách cá nhân duy trì sự cân bằng với thế giới bên ngoài và con người sẽ mắc bệnh khi không trân trọng cơ thể. Các nạn nhân thường vì thế mà "đổ lỗi" cho bệnh tình của chính họ. Ngoài ra, do tâm lý lo sợ bị lây nhiễm, những người bệnh thường bị xã hội kỳ thị và rơi vào tình cảnh bị cô lập, theo một cách nào đó, người dân tại đây đã bị đầu độc cả thể xác và tinh thần. Người dân tại đây hiện đang dần né tránh nhắc tới căn bệnh Minamata do các gia đình đều đã được nhận tiền bồi thường và không muốn nhắc tới trang sử đen tối của thành phố.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 4

Người nhà các nạn nhân tập hợp trước cổng nhà máy Chisso để đòi quyền lợi. 

Điều này khiến các bệnh nhân Minamata đã tập hợp lại và thành lập một hiệp hội để hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua việc tiếp tục kiến nghị lên chính quyền, biểu tình tại trụ sở của công ty Chisso, cuối cùng những người bệnh đã khiến công chúng Nhật Bản cũng không thể làm ngơ trước tình trạng này.

Tranh cãi đã nổ ra về người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân và hỗ trợ gia đình họ. Những bệnh nhân khác đã đâm đơn kiện, trong đó lời khai của Tiến sĩ Hosokawa đã được công khai và trở thành bằng chứng buộc tội Chisso. Mãi đến năm 1970, một tòa án quận phán quyết rằng Chisso phải bồi thường 3,2 triệu USD cho các bệnh nhân, công lý đã được thực thi nhưng các nạn nhân đã phải trả một cái giá quá đắt.

Chisso cuối cùng đã ngừng sản xuất acetaledyde từ năm 1968 - khi một công nghệ thay thế để sản xuất nhựa được phát triển. Tuy nhiên, qua những năm 1970 và 80, những bệnh nhân mới tiếp tục được ghi nhận. Các triệu chứng được ghi nhận bao gồm tê hoặc ngứa ran ở tứ chi hoặc đau đầu thường xuyên hay mất khả năng tập trung.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 5

Dư luận Nhật Bản cuối cùng không thể quay lưng lại với những người bệnh và phía tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho các nạn nhân Minamata.

Hiện 1.760 nạn nhân đã được xác minh tình trạng của mình là do nhiễm thủy ngân, gần 3.000 người khác đang chờ xác minh - trong đó 412 người đã chết. Hơn 8.000 người đã bị từ chối xác minh bệnh trạng. Không ai có thể chắc chắn về mức độ thiệt hại, nhưng các bác sĩ tại Minamata ước tính rằng hiện vẫn còn 10.000 nạn nhân mắc bệnh Minamata và ít nhất 3.000 người đã chết. Hơn 611 triệu USD đã được chi trả cho các nạn nhân. Nhưng con số thiệt hại chính xác là không thể tính toán được.

Nhìn nhận lại, thật dễ dàng để chúng ta đề xuất các giải pháp ngăn ngừa sự cố tại Minamata. Nhưng quan điểm này chỉ thể hiện góc nhìn chủ quan của thế hệ đi sau. Ai có thể đoán được khi chiếc ô tô lần đầu lăn bánh trên đường phố thì nhiều thập kỷ sau con người lại đau đầu trước bài toán giải quyết khói bụi, khí thải, lái xe say rượu và sự nóng lên toàn cầu? Minamata vẫn được người dân Nhật Bản coi là mặt mặt tối của công nghiệp hóa và là ví dụ điển hình cho việc đánh đổi môi trường và sức khỏe lấy phát triển kinh tế. Không ai có thể báo trước khi nào các thảm họa môi trường có thể xảy ra, nhưng con người luôn phải trong tư thế sẵn sàng để đối phó với chúng.

Thảm họa thủy ngân Minamata: Mặt tối của công nghiệp hóa ảnh 6

Người dân Minamata đặt hoa trong một buổi lễ tưởng nhớ các nạn nhân vào năm 2017.

Giống như việc thả bom hạt nhân xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, vụ đầu độc Minamata đã để lại một di chứng lâu dài. Lưu vực nơi công ty Chisso đổ chất thải thủy ngân hiện đã được lấp và một khu vườn tưởng niệm đã được trồng lên. Thành phố Minamata giờ đây đã học được một bài học đắt giá và hướng tới một tương lai tốt hơn, thân thiện hơn với môi trường.

Theo The Wayback Machine
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.