Thế giới trên 26 triệu ca bệnh, Ấn Độ nguy cơ thành tâm dịch mới

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 258.087 trường hợp mắc COVID-19 và 5.696 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã tăng lên trên 26 triệu người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 3/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 26.150.138 ca, trong đó có 866.020 người thiệt mạng.

Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 18.412.716 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch giảm còn 60.666 ca và 6.871.402 ca đang điều trị tích cực.

Ngày 2/9, thế giới có tới 135 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 95 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng mạnh trở lại.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (82.860 ca), Brazil (45.075 ca) và Mỹ (38.162 ca); trong khi đó Brazil (với 1.099 ca), Ấn Độ (1.026 ca), Mỹ (992 ca) và Mexico (827 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nguy cơ lớn. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi một số quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới.

Tại châu Mỹ, tính tới sáng 3/9, tổng số bệnh nhân là gần 14 triệu ca COVID-19, trong đó có 478.299 ca tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất với 6.295.733 ca nhiễm và 189.892 ca tử vong. Tiếp sau Mỹ lần lượt là Brazil và Ấn Độ.

Đặc biệt, kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát đến hết ngày 27/8, Mỹ ghi nhận tổng cộng hơn 476.000 trường hợp trẻ em mắc bệnh. Theo báo cáo cập nhật của Học viện Nhi khoa Mỹ và Hiệp hội Bệnh viện nhi của Mỹ, trẻ em chiếm 9,5% tổng số ca mắc, và tỷ lệ mắc là 631 ca trên 100.000 trẻ.

Cụ thể, có 70.330 ca mắc mới là trẻ em được ghi nhận kể từ ngày 13/8, tăng 17% trong 2 tuần. Báo cáo trên căn cứ các dữ liệu từ 49 bang, cùng với thành phố New York, vùng thủ đô Washington, vùng lãnh thổ Puerto Rico và đảo Guam.

Tới hết ngày 2/9, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Canada hiện đã lên tới 129.425, trong đó có 9.132 trường hợp tử vong. Bộ Y tế Canada thông báo sẽ xem xét cấp phép lưu hành đối với bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà.

Đây được coi là một chiến thắng của các bác sĩ và các chuyên gia y tế công cộng, những người đã nỗ lực thuyết phục giới chức y tế tin rằng việc xét nghiệm thường xuyên và không đắt đỏ này có thể là giải pháp giúp Canada đánh bại đại dịch COVID-19.

Tước đó, Bộ Y tế Canada đã bày tỏ lo ngại rằng người dân có thể sử dụng không đúng dụng cụ xét nghiệm tại nhà hoặc đọc sai kết quả. Tháng 6 vừa qua, bộ này tuyên bố không cấp phép sử dụng dụng cụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, cho rằng nguy cơ bỏ sót các trường hợp dương tính ở các xét nghiệm tại nhà cao hơn là xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Giới chức y tế muốn hạn chế tối đa những sai sót này vì nếu không biết mình đã nhiễm virus gây bệnh, người bệnh sẽ trở thành nguồn lây lan nhanh chóng của dịch bệnh.

Tại châu Âu, tổng số bệnh nhân hiện là 3.646.031 triệu, trong đó có 208.565 ca tử vong. Hy Lạp thông báo đã ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên tại trại tị nạn lớn nhất nước này là Moria, trên đảo Lesbos, nơi gần 13.000 người nhập cư đang sống trong các điều kiện không đảm bảo vệ sinh.

Về lý thuyết, trại này chỉ chứa được chưa đến 2.800 người. Là nước chịu ảnh hưởng của dịch bệnh ít hơn so với các nước khác ở châu Âu, Hy Lạp ghi nhận 271 ca tử vong trong số 10.524 ca mắc.

Vùng Scotland (Vương quốc Anh) đã áp đặt các biện pháp hạn chế mới tại thành phố Glasgow sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng. Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon khuyến cáo người dân sinh sống tại Glasgow và 2 khu vực lân cận không nên đến thăm nhà người khác, sau khi 66 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vùng này trong ngày 1/9. Các biện pháp này sẽ có hiệu lực trong 2 tuần.

Châu Á đã ghi nhận tổng cộng trên 7,2 triệu ca mắc, trong đó có 145.652 ca tử vong. Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc cho biết đã có thêm 8 ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục, tất cả đều là trường hợp nhập cảnh. Như vậy, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 85.066 ca mắc, trong đó có 80.234 ca đã được chữa khỏi và 4.634 ca tử vong.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cho biết từ ngày 3/9 sẽ nối lại một số chuyến bay quốc tế bay trực tiếp từ một số nước có tỷ lệ lây nhiễm thấp đến Bắc Kinh, sau hơn 5 tháng tạm dừng. Tuy nhiên, hành khách khi đến nước này sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày và phải xét nghiệm virus SARS-COV-2.
Hàn Quốc thông báo tổng cộng 20.449 ca mắc, tăng 253 ca so với một ngày trước, 14 ca trong đó là trường hợp nhập cảnh. Tổng số ca tử vong đến nay là 326 ca.

Trong bối cảnh nhiều bác sĩ nội trú và thực tập đình công phản đối các chính sách y tế của chính phủ, dẫn tới tình trạng thiếu nhân lực điều trị bệnh nhân COVID-19, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết từ ngày 4/9 sẽ điều động lực lượng quân y đến 9 bệnh viện tư nhân.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 2/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 5.434 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 11.490 người.

Trong 24 giờ qua, khối ASEAN có 2 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines và Indonesia. Indonesia vẫn là nước dẫn đầu khu vực về tổng số bệnh nhân tử vong do đại dịch, gấp đôi quốc gia xếp sau là Philippines và bỏ xa các nước khác.

Ngày 2/9 ghi nhận là một trong những ngày Indonesia có nhiều người thiệt mạng vì virus SARS-CoV-2 nhất kể từ đầu dịch tới nay, với 111 trường hợp.

Chính quyền thủ đô Jakarta sẽ ban hành một chính sách yêu cầu các bệnh nhân COVID-19 tại địa phương này phải được cách ly tại các trung tâm được chỉ định, bao gồm bệnh viện dã chiến tại Làng cựu vận động viên Kemayoran ở quận trung tâm Jakarta.

Ngày 2/9, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cho biết, theo quy định mới nói trên, việc tự cách ly sẽ không còn là lựa chọn cho các bệnh nhân COVID-19, bất kể họ có triệu chứng nhiễm bệnh hay không.

Theo ông Anies, các bệnh nhân có triệu chứng trung bình hoặc nặng sẽ được yêu cầu đến bệnh viện kiểm tra, trong khi các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng sẽ được cách ly tại Làng cựu vận động viên Kemayoran. Thống đốc Anies cũng cho biết quy định mới này là phản ứng trước việc thiếu kỷ luật ở các cá nhân tự cách ly, vốn thường không tuân thủ các quy trình y tế hiện hành.

Mặt khác, một số bệnh nhân tự cảm thấy không thể tự cách ly hiệu quả do ở chung nhà với các thành viên khác trong gia đình. Theo quy định đang được thành phố soạn thảo, những người tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh cũng sẽ phải tự cách ly.

Philippines dịch bệnh tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, khi số ca mắc mới tại nước này tăng vọt và vượt qua Indonesia về số ca mắc/ngày cũng như tổng số bệnh nhân. Đây chính là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN hiện nay.

Singapore đang chứng kiến dịch bệnh quay trở lại, với số ca mắc bệnh mới tăng đều những ngày qua. Dù vậy, “Đảo quốc sư tử” vẫn kiểm soát khá tốt tình hình và đã nhiều tháng nay không phát sinh ca tử vong mới nào vì COVID-19.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 11.495 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 138 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 479.280 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 358.380 trường hợp.

Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch mới đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới. Tuy nhiên, dù vẫn ghi nhận các ca mới, song tình hình dịch bệnh tại một số nước ASEAN – như Thái Lan hay Singapore - đang xúc tiến quá trình mở cửa trở lại và khôi phục hoạt động kinh tế xã hội.

Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.