Thư Melbourne: Khi người Úc chống COVID- 19 bằng... giấy vệ sinh

(Ngày Nay) - Sân bay Melbourne ngày 18/2, mọi thứ vẫn diễn ra bình thường. Ngoài đường không ai đeo khẩu trang, ngoài đường người đi lại tấp nập, hối hả. Không còn cảnh tranh nhau mua khẩu trang như ở Việt Nam, bạn tôi bảo, nếu đeo thì trông còn giống bệnh nhân hơn vì “tội” khác người. 
Kệ giấy ăn sắp hết hàng
Kệ giấy ăn sắp hết hàng

Úc được biết đến là một quốc gia với nhiều du học sinh, đặc biệt là từ các quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,... trong khu CBD tại Melbourne, đặc biệt trên các con phố gần khu trường học, khu China Town, không khó để thấy rằng người Á còn nhiều hơn người da trắng. Tuy nhiên, vì Úc đã có lệnh cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc nên chúng tôi tự dặn mình hãy yên tâm, bởi khi đó số ca nhiễm còn chưa nhiều.

Kỳ học tới gần. Liệu các du học sinh từ các nước đang có tỷ lệ lây nhiễm cao như Trung Quốc có được phép quay lại Úc để nhập học? Sinh viên Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Úc khi giáo dục là ngành kinh tế trọng điểm của nước này.

Sinh viên Trung Quốc tiêu thụ 0,6% tổng sản phẩm quốc nội của Úc và số sinh viên Trung Quốc cũng chiếm 60% số sinh viên quốc tế tại các trường đại học lớn. Trung Quốc còn là thị trường xuất khẩu lớn của Úc về các mặt hàng điện tử, sắt, than luyện kim. Với tình hình hiện tại khi sinh viên không thể nhập cảnh để bắt đầu quá trình trả tiền học, trả tiền thuê nhà, tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu giảm mạnh, không còn khách du lịch từ Trung Quốc, đồng đô Úc có khả năng tuột giá và nền kinh tế có thể bị ảnh hưởng.

Các trường đại học bắt đầu có những chính sách giúp sinh viên Trung Quốc có thể nhập cảnh như tự cách ly tại một nước ngoài Trung Quốc (đa phần chọn Thái Lan) 14 ngày rồi bay đến Úc. Và bằng cách nào đó, các sinh viên từ Trung Quốc bắt đầu rục rịch trở lại. Siêu thị đồ Á trên đường Elizabeth luôn chật cứng khách, và không hiếm gặp cảnh các sinh viên châu Á tay xách nách mang đồ mua sắm trên các con phố chính tại trung tâm Melbourne. Cùng với đó, các ca bệnh Covid cũng tăng chóng mặt, như số liệu ngày mùng 6 tháng 3 là 59 ca, trong đó bang New South Wales là nhiều nhất với 25 ca.

Người người nhà nhà bắt đầu lo sợ và tích trữ đồ ăn cho mùa dịch. Tất cả bắt đầu với hình ảnh các kệ hàng siêu thị trống không bởi người Á đã kịp sắm sửa từ đầu đến chân, và người Tây đã bắt đầu lo lắng. Tuy nhiên, là nước có nền nông nghiệp sản xuất phát triển, các kệ hàng của các siêu thị Úc không mất nhiều thời gian để lấp đồ lên kệ, nhưng thứ duy nhất không bao giờ có đủ lại là... giấy vệ sinh.

Thư Melbourne: Khi người Úc chống COVID- 19 bằng... giấy vệ sinh ảnh 1

Kệ giấy vệ sinh sạch trơn tại siêu thị Woolworths QV chiều ngày 6-3

Cơn sốt giấy vệ sinh dường như không dừng lại khi ngày nào cũng có các tấm hình những kệ hàng giấy vệ sinh trống không được đăng tải trên mạng xã hội.

Dường như người Úc không sợ con virus đang làm mưa làm gió trên khắp thế giới mà sợ nhất là không đủ giấy vệ sinh để dùng. Giấy ăn là sự lựa chọn số 2 sau giấy vệ sinh và có sự tăng giá nhẹ (ngày thường 1$ 1 hộp giờ đã lên 2$) cũng hết hàng khá nhiều. Tại Chemist warehouse, hàng dài những người xếp hàng mua nước rửa tay khô và các loại thuốc cho gia đình.

Đến lớp tuần đầu tiên, các giảng viên vẫn cảnh báo về virus corona và không quên dặn: "Stock up on your toilet paper!" ('Nhớ mà đi mua giấy vệ sinh nhé'). Phụ huynh vẫn gọi điện: "Sang đấy tránh dịch thế nào con?" thì chỉ biết cười bởi, Úc còn nhiều ca hơn ở nhà.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.