Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu Hạ viện Anh phê chuẩn Brexit

Rạng sáng 28/3 (theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố bà sẽ từ chức nếu các nghị sĩ nước này thông qua thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (gọi là Brexit).
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: CNBC
Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: CNBC

BBC và Reuters dẫn lời một nghị sĩ cấp cao giấu tên trong Đảng Bảo thủ cho biết Thủ tướng May đã thông báo với các nghị sĩ đảng này rằng bà sẽ từ chức nếu như thỏa thuận Brexit được Hạ viện phê chuẩn, qua đó để người kế nhiệm tiếp tục đảm nhận tiến trình đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai. Bà không nói rõ chính xác thời điểm có thể ra đi, song một nghị sĩ khác trong đảng cho hay “ngày từ chức sẽ diễn ra sớm”.

Hãng tin CNBC dẫn lời Thủ tướng May nêu rõ: “Tôi sẵn sàng rời nhiệm sở sớm hơn dự kiến nhằm đảm bảo một tiến trình Brexit thuận lợi và diễn ra trong trật tự”. Tuyên bố được đưa ra tại cuộc gặp nhóm các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Bảo thủ, được gọi là “Ủy ban 1922”. Động thái này được coi nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục các nghị sỹ phản đối trong Đảng Bảo thủ ủng hộ thỏa thuận Brexit mà bà đã theo đuổi hơn 2 năm qua.

Trước đó, kênh truyền hình ITV đưa tin Thủ tướng May hôm 24/3 cũng tuyên bố với các nghị sĩ ủng hộ Brexit rằng bà sẽ từ chức nếu họ bỏ phiếu thông qua thỏa thuận ly hôn với EU, vốn 2 lần bị Hạ viện bác bỏ trước đó. Theo nhà báo chuyên theo dõi chính trị Robert Peston của ITV, bà May đã thông báo ý định này ông Boris Johnson, Iain Duncan Smith, Steve Baker, Jacob Rees-Mogg, David Davis và một số người khác tại tư dinh ở quê nhà Chequers.

Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình Sky News ngày 25/3, Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí Anh Amber Rudd cho rằng Thủ tướng May không nên từ chức trước sự chỉ trích từ chính đảng Bảo thủ của bà về cách bà xử lý vấn đề Brexit. Bà Rudd nhấn mạnh: "Tôi nghĩ Thủ tướng đang làm điều đúng đắn, nghĩ về lợi ích quốc gia, về đất nước này và nỗ lực chấm dứt tình trạng hỗn loạn hiện nay bằng cách để thỏa thuận được thông qua". Theo bà Rudd, Thủ tướng May vẫn đang nỗ lực để thỏa thuận Brexit của bà được Hạ viện thông qua trong tuần này.

Cùng ngày, phát biểu trên đài phát thanh BBC, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox tuyên bố Anh có thể không rời EU nếu thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May không được Hạ viện thông qua trong lần bỏ phiếu tới và sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng. Ông Fox nói: "Chúng tôi hoặc rời EU với một thỏa thuận, hoặc không có thỏa thuận, điều này có thể xảy ra, nhưng tôi nghĩ Hạ viện sẽ không để kịch bản đó xảy ra, hoặc chúng tôi không rời khỏi những gì mà tôi nghĩ sẽ tạo ra cuộc khủng hoảng dân chủ cũng như Hiến pháp".

Tuy nhiên, phát biểu trên đài phát thanh RTL, Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế và thuế Pierre Moscovici thể hiện tin tưởng rằng Anh sẽ không rời "mái nhà chung" EU mà không có một thỏa thuận.

Thủ tướng Theresa May tuyên bố sẽ từ chức nếu Hạ viện Anh phê chuẩn Brexit ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo kế hoạch, vào lúc 19h00 ngày 27/3 giờ địa phương (tức 2h00 ngày 28/3 giờ Hà Nội), các nghị sĩ Anh tiến hành bỏ phiếu về một loạt lựa chọn thay thế thỏa thuận Brexit nhằm tìm kiếm một lối thoát có thể phá vỡ thế bế tắc hiện nay tại quốc hội. Có 16 lựa chọn khác nhau được đưa ra bỏ phiếu, một số nhằm sửa đổi thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May, một số khác đề xuất các giải pháp thay thế, trong đó có kịch bản ra đi không thỏa thuận, hoặc đảo ngược hồ sơ "ly hôn".

Theo một cựu nghị sĩ đảng Bảo thủ, Oliver Letwin, Thủ tướng May sẽ có thể đưa thỏa thuận Brexit của mình ra bỏ phiếu vào ngày 28 hoặc 29/3. Nếu thỏa thuận vẫn không được thông qua, các nghị sĩ sẽ lại bỏ phiếu vào ngày 1/4 để tìm một trong các lựa chọn được đa số chấp thuận. Các lãnh đạo EU đã gia hạn đến ngày 12/4 để Hạ viện Anh phê chuẩn thỏa thuận Brexit của bà May, hoặc tìm một lối đi mới.

Thất bại của hai khả năng này sẽ dẫn tới một cuộc "ly hôn" không thỏa thuận, làm rối loạn thương mại ở hai bờ eo biển Manche và khiến đồng bảng Anh chao đảo. Anh cũng có thể tìm kiếm một sự gia hạn trong thời gian dài hơn, nhưng trường hợp này sẽ khiến người Anh phải tham gia cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) trong khi họ lẽ ra đã rời EU hai tháng trước đó.    

Thủ tướng May, đang đối mặt với áp lực từ chức ngày càng tăng, lên cầm quyền tháng 7/2016 thay cựu Thủ tướng David Cameron và là nữ thủ tướng thứ 2 của "xứ sở sương mù" sau bà Margaret Thatcher. Bà May khởi động tiến trình nước Anh rời khỏi EU, kịch hoạt Điều khoản 50 vào tháng 3/2017. Trong hơn 2 năm thúc đẩy Brexit, bà May đã chứng kiến 29 bộ trưởng từ chức, con số chưa từng có trong lịch sử.

Theo TTXVN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.