Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Mỹ và Triều Tiên muốn gì?

Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội còn được kỳ vọng nhiều hơn cả cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore.
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Mỹ và Triều Tiên muốn gì?

Cuộc gặp được dư luận thế giới chờ đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27-28/2.

Ngoài 2 “nhân vật” chính, các nước liên quan như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cũng quan tâm sâu sắc tới những gì có thể đạt được ở Việt Nam. Câu hỏi lớn mà hấu hết tất cả đều quan tâm: Liệu Mỹ và Triều Tiên có đồng ý về định nghĩa “phi hạt nhân hoá”Bán đảo Triều Tiên mà họ đã đặt ra ở Singapore hay không? Và nếu có, họ có thể tạo ra một khung làm việc để thực hiện điều đó hay không?

Mỹ muốn phi hạt nhân hóa được kiểm chứng

Tổng thống Trump đã nói rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên với Chủ tịch Kim Jong-un tháng 6/2018 ở Singapore là một thành công. Lần này, ông phải chịu áp lực phải làm tốt hơn trong cuộc gặp Thượng đỉnh tại Hà Nội.

Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có sự tiến bộ về phi hạt nhân hóa, mặc dù nói rằng, ông sẽ không vội vàng trong vấn đề này. Mỹ có thể sẽ tìm kiếm một thỏa thuận về việc dỡ bỏ các cơ sở làm giàu urani và plutoni của Triều Tiên. Ông Trump muốn Triều Tiên chính thức hóa đề nghị để các chuyên gia quốc tế tới xác minh tiến trình giải giáp bãi phóng rocket chính và một bãi thử hạt nhân của mình. Ông Trump cũng sẽ muốn tiếp tục nhận lại hài cốt của các binh sỹ Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Triều Tiên và hướng tới một hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Mỹ có thể sẽ vẫn đòi hỏi bản danh sách các cơ sở hạt nhân và tên lửa đạn đạo, các thiết bị và nhiên liệu hạt nhân của Triều Tiên, và sau đó là một quá trình giải giáp các cơ sở này theo các có thể xác minh được. 

Hiệp ước hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên?

Mặc dù nhiều người sẽ cảm thấy không chắc chắn về tuyên bố của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un rằng, Triều Tiên sẵn sàng phi hạt nhân hóa. Nhưng có thể thấy rõ, ông Kim đang làm những điều khác biệt so với thế hệ ông và cha của mình. Không chỉ muốn đảm bảo an ninh, ông Kim Jong-un còn muốn tập trung phát triển kinh tế.

Để làm được điều đó, ông Kim Jong-un phải tìm cách nới lỏng các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế, theo đuổi các dự án chung với Hàn Quốc, trong đó có việc mở cửa trở lại khu công nghiệp chung và khu du lịch đã mang về lượng tiền mặt 150 triệu USD mỗi năm cho nước này.

Triều Tiên cũng muốn có tuyên bố hòa bình, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc chiến tranh mới chỉ kết thúc bằng một Hiệp định đình chiến chứ chưa phải Hiệp ước hòa bình. 

Đối với Triều Tiên, tuyên bố hòa bình, và sau đó là một Hiệp ước hòa bình, là cách để Mỹ rút các lực lượng tại Hàn Quốc, cho phép hai miền Triều Tiên theo đuổi giấc mơ thống nhất.

Triều Tiên cũng nhiều lần khẳng định “phi hạt nhân hóa” phải là con đường 2 chiều. Bình Nhưỡng muốn có sự đối đáp tương xứng khi từ bỏ hạt nhân. 

Theo nhiều cách, cuộc gặp Thượng đỉnh ở Hà Nội có thể tạo tiền đề cho những điều Nhà lãnh đạo Triều Tiên mong đợi.

Hàn Quốc đặt ưu tiên ổn định mối quan hệ song phương với Triều Tiên. Seoul hy vọng cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ mang lại cơ hội để tái khởi động các dự án kinh tế liên Triều đã bị đình trệ vì các lệnh trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng.

Trong một cuộc điện đàm mới đây với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng Seoul sẵn sàng tái khởi động các dự án kinh tế chung với Triều Tiên và đã đề nghị Tổng thống Mỹ xem xét đề xuất các dự án đó như một giải pháp khuyến khích để Triều Tiên phi hạt nhân hóa khi gặp Chủ tịch Kim Jong-un.

Ông Moon Jae-in, con trai của một người tị nạn Triều Tiên, đã có 3 cuộc gặp Thượng đỉnh với ông Kim Jong-un trong năm 2018. Ông khẳng định sự hòa giải liên Triều này là thiết yếu để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. 

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cứng rắn đã hạn chế nhiều hoạt động chung mà hai miền Triều Tiên có thể tiến hành, khi mà Mỹ vẫn đang khuyến kích các đồng minh duy trì áp lực lên Triều Tiên cho đến khi Bình Nhưỡng có các bước đi rõ hơn về phi hạt nhân hóa.

Kỳ vọng của Trung Quốc và Nhật Bản

Bắc Kinh lo ngại sự sụp đổ của kinh tế Triều Tiên có thể dẫn đến những hệ lụy không mong muốn mà nước này phải hứng chịu. 

Trung Quốc là nguồn hỗ trợ chính đối với Triều Tiên, đặc biệt là về thương mại. Bất cứ động thái nào về việc nói lỏng trừng phạt đối với Triều Tiên cũng sẽ được Trung Quốc hoan nghênh, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp nước này. Để bảo vệ lợi ích của mình, lãnh đạo Trung Quốc đã có nhiều cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi 3 lần đón tiếp ông Kim tại Trung Quốc. 

Các cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình với ông Kim Jong-un được coi là một nỗ lực nhằm đảm bảo vị thế trung gian hòa giải chính trong khu vực của Trung Quốc vẫn còn nguyên vẹn, đặc biệt là vai trò của Bắc Kinh đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Lâu nay điều mà Nhật Bản quan tâm nhiều nhất là vấn đề bắt cóc công dân cách đây hàng chục năm và việc Nhật Bản nằm trong tầm bắn tên lửa của Triều Tiên.

Tất nhiên Tokyo mong muốn cả 2 mối lo ngại này được giải quyết ổn thỏa. Gần đây, phía Nhật Bản lo ngại về thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể theo đuổi một thỏa thuận chỉ kiềm chế một phần chương trình tên lửa của Triều Tiên. Thỏa thuận đó có thể sẽ chỉ xóa bỏ các tên lửa hạt nhân tầm xa nhằm vào Mỹ và vẫn giữ lại các tên lửa tầm ngắn hơn.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhiều lần bày tỏ hy vọng ông có thể gặp trực tiếp Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Không muốn bị “gạt sang bên lề”, Thủ tướng Abe đã có nhiều cuộc gặp, điện đàm với Tổng thống Mỹ để đảm bảo rằng, các lợi ích của Nhật Bản sẽ không bị lãng quên.

Theo VOV
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: