Tín hiệu tan băng ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ

(Ngày Nay) - Trang mạng bloomberg.com ngày 24/4 có bài viết cho biết Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối tuần này, trong bối cảnh hai nước đông dân nhất thế giới đang tìm cách giảm bớt những căng thẳng sau cuộc tranh chấp biên giới căng thẳng hồi năm ngoái.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: The Indian Express
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh: The Indian Express

Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Ấn Độ Sushma Swaraj, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết "Hội nghị thượng đỉnh không chính thức" giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi sẽ diễn ra từ ngày 27-28/4 tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Cuộc gặp là một phần của cuộc đối thoại tăng cường giữa lãnh đạo hai quốc gia có dân số chiếm hơn 1/3 dân số thế giới và chiếm 18% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Cuộc gặp này diễn ra gần 1 năm sau khi binh lính hai nước phải đối đầu trực tiếp với nhau trong 73 ngày ở khu vực biên giới tranh chấp trên Cao nguyên Doklam thuộc Dãy Himalaya. Hiện căng thẳng biên giới vẫn còn, với việc Lực lượng không quân Ấn Độ vừa kết thúc cuộc tập trận lớn nhất dọc biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

Tuy nhiên, giờ đây cả hai cường quốc châu Á này đang tìm cách hạn chế những nguy cơ trong môi trường khu vực khi Trung Quốc đang giành lợi thế trong cuộc đối đầu với các biện pháp thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp đặt và ông Modi tìm cách giữ cho nền kinh tế Ấn Độ đi đúng hướng khi cuộc bầu cử năm 2019 đang tới gần.Qian Feng, một chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận định: "Rất hiếm khi lãnh đạo hai nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ gặp mặt nhau thường xuyên như vậy... Đối với cả hai bên, một biên giới hòa bình và quan hệ đối tác thương mại cùng có lợi rõ ràng là phù hợp hơn với lợi ích của họ. Vì lý do này, hai bên đang ngầm khôi phục các mối quan hệ song phương một cách nhanh chóng".

Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi đã gặp nhau hồi tháng 9 năm ngoái và dự kiến gặp lại nhau vào tháng 6 tới trong khuôn khổ Hội nghị Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại thành phố cảng Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc. Cả hai nhà lãnh đạo đều có những lý do nội bộ mạnh mẽ để tạm gác căng thẳng sang một bên. Theo chuyên gia Qian, "với Trung Quốc, cuộc chiến thương mại hiện nay với Mỹ thúc đẩy Bắc Kinh chọn thái độ ôn hòahơn với New Delhi. Về phần Ấn Độ, những cải cách kinh tế-xã hội của ông Modi đang giảm tốc, do tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều xáo động làm tăng rủi ro kinh tế ở Ấn Độ".

Giáo sư Srikanth Kondapalli của Đại học Jawaharlal Nehru cho rằng Bắc Kinh lo ngại về sự hợp tác ngày càng tăng giữa Ấn Độ với Mỹ, trong đó có tuyên bố đưa ra hồi năm ngoái về việc khôi phục Đối thoại An ninh bốn bên, còn gọi là Quad, gồm cả các quan chức quốc phòng Australia và Nhật Bản.Trong khi đó, Giáo sư về quan hệ quốc tế Shi Yinhong thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh) cho rằng cuộc gặp tới đây là một phần của nỗ lực lớn hơn nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Mohan Guruswamy, chuyên gia cấp cao của Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh quốc gia Ấn Độ (USI) có trụ sở ở New Delhi, cho rằng Trung Quốc "rất cần bạn bè". Ông nói: "Họ có thể tìm thấy lợi ích trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Ấn Độ, nhất là nhờ nền kinh tế xuất khẩu đang phát triển của quốc gia Nam Á này".

Các ngoại trưởng hai nước nhấn mạnh bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn sau cuộc gặp. Ngoại trưởng trưởng Vương Nghị nói với báo giới rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Modi sẽ có "những trao đổi thông tin về bản chất chiến lược liên quan đến những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới. Họ cũng sẽ trao đổi quan điểm về các vấn đề chiến lược tổng thể và dài hạn liên quan đến tương lai của mối quan hệ Trung - Ấn".

Theo Shailesh Kumar, Giám đốc châu Á của hãng phân tích rủi ro chính trị Eurasia Group, hai bên đang xúc tiến các thủ tục cho cuộc gặp với hy vọng có một bước đột phá trước khi những căng thẳng biên giới xuất hiện trở lại. "Tính chất không chính thức và thời điểm tổ chức cuộc gặp cho thấy thứ nhất, cả hai bên đều muốn có thể thảo luận tất cả các chủ đề một cách tự do và thân mật, bỏ qua các thủ tục thông thường. Thứ hai, họ muốn gặp nhau trước mùa Hè, khi nhiều người lo ngại những căng thẳng giữa quân đội hai nước ở vùng núi có thể gia tăng trở lại khi thời tiết bớt khắc nghiệt hơn".

Động thái tiến tới nối lại mối quan hệ hữu nghị song phương được thúc đẩy bởi cuộc gặp giữa

ông Tập Cận Bình và ông Modi tại Hạ Môn (Trung Quốc) hồi tháng 9/2017, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi tháo ngòi nổ căng thẳng ở khu vực biên giới giữa Ấn Độ, Bhutan và vùng đất Tây Tạng thuộc Trung Quốc. Ngoại trưởng Ấn Độ Swaraj mô tả hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới giữa hai nước như "điều kiện tiên quyết cần thiết để các mối quan hệ song phương phát triển một cách êm thấm".

Theo ông Kumar, hội nghị thượng đỉnh không chính thức này là tin tức tốt đẹp đối với các nhà đầu tư ở châu Á. "Hai bên sẽ ưu tiên cho việc xây dựng các mối quan hệ sâu sắc hơn nhằm giảm thiểu những bất đồng liên quan đến an ninh trong khi vẫn thiết lập một khuôn khổ để xử lý bất kỳ vấn đề phát sinh nào".

Tuy nhiên, về lâu dài những bất đồng giữa hai cường quốc có thể xuất hiện trở lại. Ông Kumar nhận định: "Sự ngờ vực vẫn cao và căng thẳng vẫn còn, đặc biệt do việc Trung Quốc tham gia các dự án kinh tế ở Pakistan, điều mà Ấn Độ coi là sự can dự mang tính chiến lược hơn là mang tính kinh tế mà có thể gây thiệt hại cho Ấn Độ".

Trong bối cảnh đó, cựu Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar cho rằng cuộc gặp sắp tới giữa ông Modi và ông Tập Cận Bình "chắc chắn là một bước đi rất táo bạo". Ông nhận xét: "Thực tế việc họ đồng ý tổ chức một hội nghị thượng đỉnh không chính thức cho thấy hai nhà lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ song phương Trung-Ấn. Họ đã tự đảm nhận trách nhiệm đưa mối quan hệ này đi theo hướng tốt đẹp hơn".

Theo Báo Tin tức
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.