Tổn thất nặng ở Afghanistan, Mỹ lại muốn rút quân

[Ngày Nay] - Mỹ từng đánh tín hiệu sẽ rút vài nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, nỗ lực mới nhất nhằm giảm sự can thiệp của quân đội Mỹ tại Afghanistan xuất hiện ngay trong thời điểm mà Washington tranh cãi nảy lửa về thứ mà họ đã đạt được trong suốt 18 năm tham chiến ở quốc gia này.
Binh sĩ Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: ABC News.
Binh sĩ Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: ABC News.

Những con số thống kê mà giới truyền thông Mỹ đưa ra mới đây đã tự nói lên tất cả. Kể từ năm 2001, Mỹ đã chi gần 133 tỷ USD vào công cuộc tái thiết Afghanistan, nhưng đó cũng chỉ là con số nhỏ nếu xét về khoản tiền 2 nghìn tỷ USD mà Mỹ đã chi để thực hiện các chiến dịch quân sự ở Afghanistan.

Tổn thất về nhân mạng còn đáng bàn hơn. Có khoảng 2.300 binh sĩ Mỹ đã chết ở Afghanistan, trong khi người Afghanistan cũng phải trả giá đắt: Hơn 58.000 binh sĩ và cảnh sát Afghanistan tử vong trong cuộc xung đột, cùng với 38.000 thường dân. Theo ước tính, phía bên kia, có 42.000 phiến quân chống chính phủ bị tiêu diệt.

Mặc dù đã phải trả một cái giá quá đắt như vậy, nhưng những gì Mỹ đạt được lại quá ít ỏi để có thể tuyên bố chiến thắng. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã chỉ ra con số trên 3,5 triệu bé gái Afghanistan được nhập học như một sự thành công, hay hơn 1.200 dặm đường sắt đã được xây dựng, trong đó có một vành đai kết nối nhiều tỉnh lị của nước này. Thủ đô Kabul giờ tràn ngập tầng lớp trung lưu, trong khi các hãng truyền thông địa phương được hưởng nền tự do báo chí mà các nước lân bang khó có được.

Thế nhưng chính phủ trung ương ở Kabul vẫn không ổn định. Phiến quân Taliban - bị tước đoạt quyền lực do chiến dịch quân sự mà Mỹ dẫn đầu cùng chiến dịch mà CIA thực hiện vào năm 2001 - đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục, tăng cường sự kiểm soát của chúng đối với nhiều vùng lãnh thổ trên khắp cả nước. Các lực lượng của chính phủ Afghanistan liên tục hứng chịu tổn thất do các cuộc chiến căng thẳng.

Tổn thất nặng ở Afghanistan, Mỹ lại muốn rút quân ảnh 1

Afghanistan tái thiết để chuẩn bị cho thời kỳ “hậu Mỹ”. Ảnh: AFP/Getty Images.

Nhiều bài điều tra do tờ Washington Post đăng tải mới đây cũng làm dấy lên nhiều câu hỏi về các mục tiêu dài hạn trong chiến lược của Mỹ ở Afghanistan.

Công bố một tài liệu có tên “Hồ sơ Afghanistan” mới đây, Washington Post đã vạch trần-- thất bại của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh ở Afghanistan, trong việc ngăn chặn hoạt động buôn bán ma túy và xây dựng một nhà nước vận hành trơn tru.

Tệ quan liêu và nạn tham nhũng trong chính phủ Afghanistan, cùng với việc Mỹ hậu thuẫn một số thủ lĩnh chiến binh gây tranh cãi ở địa phương cũng được nêu trong hồ sơ này. Hồ sơ của Washington Post cũng dẫn lại các cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Tổng thanh tra đặc biệt về tái thiết Afghanistan (SIGAR) cho thấy các quan chức quân sự và ngoại giao của Mỹ thường đưa ra nhận định quá lạc quan về tiến trình Afghanistan.

Nói tóm lại, dường như giới chức Mỹ thường xuyên đưa ra những đánh giá thổi phồng về khả năng chiến đấu độc lập của chính phủ Afghanistan mà không cần nguồn viện trợ của Mỹ.

Mỹ tiếp nhận một sứ mệnh tái thiết đất nước vốn vượt xa mục đích ban đầu của họ là đánh bại Taliban, ngăn chặn Afghanistan trở thành nơi trú ẩn của al-Qaeda. Mỹ thực tế hiểu rất ít về quốc gia này, sự đa dạng sắc tộc của nó hay lịch sử của các phe phái chủ chốt.

Giới chuyên gia cảnh báo rằng việc Mỹ rút quân có thể gây nên sự sụp đổ của chính phủ trung ương Afghanistan. Một ví dụ điển hình là chính phủ của ông Mohammad Najibullah ở Afghanistan trước kia chỉ đủ sức chống chịu các chiến binh thánh chiến trong khoảng 3 năm sau khi Liên Xô rút quân. Sau khi Liên Xô sụp đổ và các nguồn viện trợ từ Moscow cạn kiệt, chính phủ của ông Najibullah cũng nhanh chóng sụp đổ.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Trump đã xác nhận với CNN rằng Mỹ có kế hoạch rút khoảng 4.000 binh sĩ khỏi Afghanistan - tức 1/3 trong tổng số 12.000 - 13.000 binh sĩ hiện đang đóng tại Afghanistan. Nhưng quá trình rút quân thực tế đã được thực hiện từ lâu.

Cách đây khoảng 1 thập kỷ - ngày 1/12/2009 - Tổng thống Barack Obama tuyên bố kế hoạch tăng binh sĩ Mỹ ở Afghanistan lên 100.000 quân vào khoảng giữa năm 2010. Lúc bấy giờ Afghanistan được mô tả là một cuộc xung đột bị lãng quên sau khi Tổng thống George W. Bush quyết định tham chiến ở Iraq vào năm 2003.

Trên thực tế, các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan được bắt đầu như một chiến dịch thay đổi chế độ, nhưng sau bị biến thành các nhiệm vụ có cái kết mở. Và việc chấm dứt các cuộc chiến này rõ ràng khó khăn hơn là bắt đầu chúng.

Và hiện nay, khi mà năm 2019 sắp qua đi, Mỹ lại tăng cường các nỗ lực nối lại đàm phán hòa bình với Taliban.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.