Tổng thống Mỹ chi bao nhiêu khi công du nước ngoài

Chỉ riêng chuyên cơ của Tổng thống Obama đã có thể ngốn vài triệu USD bất cứ lúc nào ông ra nước ngoài.
Tổng thống Mỹ chi bao nhiêu khi công du nước ngoài

tong-thong-my-chi-bao-nhieu-khi-cong-du-nuoc-ngoai

Tổng thống Obama trên chuyên cơ Air Force One. Ảnh: AFP

Theo tổ chức phi chính phủ Mỹ National Taxpayers Union, khi tổng thống Mỹ thăm chính thức một nước khác, chính phủ sẽ trả tiền cho tất cả các chi phí liên quan, bao gồm thức ăn, chỗ ở, đi lại, phí phát sinh cho cả tổng thống và tất cả những người đi cùng.

Máy bay

Trong các chuyến đi quốc tế, tổng thống di chuyển trên chuyên cơ Air Force One, tên gọi cho máy bay VC-25 được trang bị thiết bị quân sự cần thiết để đảm bảo an toàn cho tổng thống, bao gồm cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, khả năng gây nhiễu radar và thiết bị đàm thoại có hình.

Chi phí hoạt động của Air Force One được đo bằng giờ, bao gồm nhiên liệu tiêu thụ, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay và động cơ. Năm 2012, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết chi phí một giờ bay của Air Force One là hơn 179.000 USD. Tổ chức giám sát chính phủ Judicial Watch ước tính trong năm tài chính 2015, chi phí một giờ vận hành Air Force One là hơn 206.000 USD, giảm nhẹ từ mức 228.000 USD một giờ trong năm 2013. Sự suy giảm này là có thể là do giảm giá nhiên liệu.

Theo đó, chỉ riêng chiếc chuyên cơ của tổng thống đã có thể ngốn vài triệu USD bất cứ lúc nào ông ra nước ngoài. Ví dụ, trong chuyến đi lịch sử của ông Obama về quê cha Kenya tháng 7/2015, cần gần 14 giờ để bay từ căn cứ không quân Andrews ở ngay ngoại ô Washington đến Nairobi, Kenya; rồi từ đó đến Addis Ababa, Ethiopia và trở lại Washington cần thêm 15 giờ. Điều đó có nghĩa là chi phí vận hành máy bay sẽ là gần 6 triệu USD.

Điều quan trọng cần lưu ý là khi tổng thống công du nước ngoài, một số máy bay chở khách và vận tải, cùng một chiếc VC-25 dự phòng cũng đi cùng ông. Các mật vụ thường đến nước bạn vài tuần trước tổng thống để chuẩn bị công tác an ninh, cũng đòi hỏi phải có máy bay quân sự. Trong chuyến đi kéo dài 11 ngày của tổng thống Bill Clinton tới châu Phi năm 1998, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO) báo cáo rằng máy bay chở hàng C-5 đã bay tổng cộng 1.975 giờ ở mức chi phí hơn 12.600 USD một giờ, với tổng chi phí gần 25 triệu USD để mang theo vật tư cần thiết. Tháng 4/2013, chi phí cho mỗi giờ bay của máy bay vận tải C-5B Galaxy đứng ở mức hơn 78.800 USD.

An ninh và tháp tùng

Khi ông Obama chuẩn bị đến châu Phi vào năm 2013, Washington Postđã thu được tài liệu mật từ nhân viên Nhà Trắng và mật vụ, hé lộ một số thông tin về công tác an ninh. Ít nhất 200 mật vụ phải bay đến nước bạn để đảm bảo an toàn cho tổng thống 24/24.

Vì khu vực đến thăm ở châu Phi có bệnh viện không hiện đại và chất lượng chăm sóc y tế không cao, trong tài liệu, hải quân Mỹ lên kế hoạch gửi một con tàu có đầy đủ thiết bị y tế cùng đội ngũ nhân viên để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Máy bay vận tải quân sự cũng được lên kế hoạch vận chuyển 56 xe hỗ trợ, trong đó có 14 xe limousine và ba xe tải được giao nhiệm vụ chở kính chống đạn để bảo vệ cửa sổ khách sạn của tổng thống. Các chiến đấu cơ của Mỹ cũng hoạt động theo ca để bảo vệ trên không 24/24. Những công tác an ninh này được ước tính tiêu tốn 60 -100 triệu USD.

Các mật vụ thường thuê toàn bộ hoặc một phần khách sạn để kiểm soát an ninh tòa nhà kỹ càng hơn. Năm 2010, Tổng thống Obama cùng phu nhân đến Ấn Độ và ở lại khách sạn Taj Mahal ở Mumbai, nơi từng bị khủng bố tấn công năm 2008. Chính phủ Mỹ đã đặt tất cả 570 phòng ở khách sạn này. Với một đêm nghỉ của tổng thống ở Brisbane, Australia cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2014, phái đoàn Mỹ chi 1,7 triệu USD để thuê 4.000 phòng tại ba khách sạn khác nhau.

Khi công du nước ngoài, tổng thống được tháp tùng bởi vài trăm nhân viên chính phủ. Guardian đưa tin rằng có 900 người tháp tùng ông Obama khi ông đến Bỉ năm 2014. Nhà Trắng nói rằng con số này là không chính xác, nhưng từ chối cung cấp số liệu cụ thể vì lý do an ninh.

Trong năm 2015, Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ báo cáo rằng các mật vụ được phân bổ 852 triệu USD để bảo vệ người và cơ sở vật chất và 31 triệu USD cho hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, văn phòng không nêu cụ thể kinh phí dành riêng cho hoạt động an ninh liên quan đến công du nước ngoài là bao nhiêu.

Theo VnExpress

Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.