Tổng thống Trump gây 'phật lòng' đối với những đối tác thương mại hàng đầu

Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016, ông Donald Trump cam kết giảm thâm hụt thương mại ngày càng tăng của Mỹ. Từ đó đến nay, với tôn chỉ này, mối quan hệ của Mỹ cùng nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu đã có nhiều biến động.
Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp ngày 3/12. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ trong một cuộc gặp ngày 3/12. Ảnh: Reuters

Trung Quốc

Mỹ đã rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc trong suốt 17 tháng. Tổng thống Trump ngày 3/12 nói rằng không có “thời hạn” cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và ông ưu tiên ý tưởng chờ đợi thỏa thuận này sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết phát biểu này khiến thị trường chứng khoán chao đảo.

Năm 2018, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nhưng đến nay Trung Quốc rơi xuống vị trí đối tác thương mại thứ 3 của Mỹ, sau Mexico và Canada.

Mexico và Canada

Chính quyền Tổng thống Trump đã tái đàm phán Thỏa thuận Tự do Thương mại Bắc Mỹ với các quốc gia láng giềng Mexico và Canada trong năm 2018. Nhưng Quốc hội Mỹ chưa thông qua thỏa thuận này, các thành viên đảng Dân chủ muốn có bảo hộ tốt hơn cho người lao động và những thay đổi góp phần khiến giá thuốc giảm.

Liên minh châu Âu

Tổng thống Trump cảnh cáo áp dụng mức thuế 25% với xe ô tô nhập khẩu từ châu Âu. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ ngày 2/12 cho biết sẽ xem xét nâng thuế đối với các sản phẩm của châu Âu, nhưng không nêu rõ chi tiết mặt hàng nào.

Ngoài ra, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ còn hé lộ danh sách áp thuế bổ sung với 2,4 tỷ USD đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Pháp, trong đó có pho-mai, túi xách và rượu Champagne.

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Mỹ trong năm 2018 khi mua 319 tỷ USD hàng hóa và 256 tỷ USD dịch vụ từ Mỹ. Các thành viên châu Âu như Đức, Pháp, Italy đều nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ trong năm 2018.

Nhật Bản

Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ký thỏa thuận thương mại có giới hạn trong tháng 9 tạo điều kiện để các sản phẩm nông nghiệp Mỹ tiếp cận nhiều hơn vào thị trường Nhật Bản.

Đổi lại, Mỹ giảm thuế đối với một số sản phầm công nghiệp Nhật Bản nhưng không bao gồm xe ô tô. Mỹ và Nhật Bản sẽ nối lại đàm phán thương mại trong 2020 và Tổng thống Trump chưa loại trừ khả năng áp đặt thuế đối với xe ô tô của Nhật Bản.

Ấn Độ

Tháng 6 năm nay, Mỹ tuyên bố rút bỏ các ưu đãi thương mại với Ấn Độ, gây ảnh hưởng tới số hàng hóa xuất khẩu trị giá 5,6 tỷ USD. Cùng thời điểm có bất đồng giữa Mỹ và Ấn Độ về hạn chế thương mại điện tử của New Delhi và hàng rào thương mại đối với dịch vụ y tế Mỹ.

Hàn Quốc

Thỏa thuận hoàn thiện duy nhất mà chính quyền Tổng thống Trump đạt được là Thỏa thuận Tự do Thương mại Mỹ-Hàn Quốc năm 2018. Thỏa thuận này tạo điều kiện để Mỹ duy trì thuế 25% với xe tải trong 20 năm tới. Trong khi đó Hàn Quốc giảm rào cản quy định đối với ô tô nhập khẩu từ Mỹ.

Theo Báo Tin tức
TIN LIÊN QUAN
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.