TQ: Phát hiện 35 nhà hàng bỏ thuốc phiện vào đồ ăn để giữ khách

Gần 40 nhà hàng mỳ, lẩu và đồ nướng đã bị chính quyền Trung Quốc triệt phá vì nghi bỏ thuốc phiện vào trong các món ăn.
TQ: Phát hiện 35 nhà hàng bỏ thuốc phiện vào đồ ăn để giữ khách

Cơ quan quản lý thực dược phẩm Trung Quốc thông báo, có tổng cộng 35 nhà hàng trên khắp đất nước bị điều tra về vụ việc, 5 nhà hàng trong số đó đã bị truy tố.

Theo CNN, chất gây nghiện này đã bị cấm dùng trong thực phẩm từ năm 2013 ở Trung Quốc.

TQ: Phát hiện 35 nhà hàng bỏ thuốc phiện vào đồ ăn để giữ khách ảnh 1

Một nhà hàng bị nghi bỏ thuốc phiện vào đồ ăn. Ảnh: AP

Thực ra, chuyện các đầu bếp Trung Quốc cho một liều lượng nhỏ thuốc phiện vào món ăn không phải chuyện lạ mặc dù chưa rõ liệu nó có thể làm thực khách nghiện món ăn của nhà hàng hay không.

Năm 2014, một chủ tiệm mỳ đã bị phạt tù 10 năm sau khi thú nhận đã bỏ bột thuốc phiện vào đồ ăn của mình để giữ chân thực khách.

Vụ việc bị phanh phui sau khi cảnh sát cho dừng xe một người đàn ông đang mang thuốc phiện trong người chỉ ít lâu sau khi anh ta ăn tô mì của tiệm mỳ trên.

Theo South China Morning Post, năm 2012, cảnh sát đã điều tra và đóng cửa 7 nhà hàng vì sử dụng chất gây nghiện. Trước đó, năm 2004, 215 nhà hàng ở Quý Châu cũng bị đóng cửa vì lý do tương tự.

Trong một bản tin của hãng Tân Hoa Xã cho biết, bột thuốc phiện được bán công khai ở các khu chợ ở phía tây Trung Quốc với giá 60 USD/kg.

An Mai

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.