Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Với hơn 332.000 ca mắc COVID-19 trên toàn quốc, nhu cầu sử dụng xe cứu thương tại Ấn Độ là hết sức lớn, điều này đồng nghĩa với việc các tài xế phải hứng chịu vô vàn áp lực về công việc và sức khỏe.
Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 1
Tài xế Mohammad Aamir Khan mặc đồ bảo hộ trước khi khuân các thi thể bệnh nhân COVID-19 ra khỏi xe cứu thương. Ảnh: Reuters

Từ New Dehli

Cái nóng như thiêu như đốt buộc Mohammad Aamir Khan vùng dậy trong căn phòng nhỏ không có cửa sổ. Anh tranh thủ cầu nguyện trước một bức tranh rồi đi xuống một cầu thang nhỏ hẹp.

“Đã đến lúc phục vụ người chết”, anh lẩm nhẩm.

Trước khi đại dịch bùng phát, Aamir là một trong hàng chục ngàn taxi mưu sinh trên đường phố thủ đô New Delhi.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 2

Aamir xịt nước khử trùng lên người trước khi ra khỏi nhà. Ảnh: Reuters

Nhưng sinh kế duy nhất của Aamir cũng biến mất khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa. Khi làn sóng dịch bệnh quét qua Ấn Độ, có lẽ ngành dịch vụ duy nhất có dịp bùng nổ là lái xe cứu thương tư nhân.

Vào ngày đầu tiên, Aamir vẫn chưa biết rằng mình sẽ chở bệnh nhân mắc COVID-19 cho tới khi anh được phát một bộ đồ bảo hộ liền thân.

Không lâu sau đó, chiếc xe “cứu thương” của Aamir trở thành xe tang. Hiện tại, người tài xế 36 tuổi sẽ đảm nhận công việc vận chuyển các thi thể từ bệnh viện đến đài hỏa táng.

Mỗi lần lên đưa các thi thể lên hay xuống xe, Aamir phải nhờ thân nhân giúp một tay, còn nếu không có ai, một mình anh sẽ phải làm việc này.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 3

Đôi khi không có thân nhân người chết đi cùng, Aamir sẽ đảm nhận nhiệm vụ khuân vác thi thể. Ảnh: Reuters

“Thật lạ lùng khi thay vì chở người sống tôi lại chuyển sang phục vụ người chết”, Aamir chia sẻ cảm nghĩ về ngày đầu đi làm. “Tuy nhiên, theo thời gian, tôi đã quen với việc này”.

Càng làm quen với công việc, Aamir càng phải vật lộn với bộ đồ bảo hộ liền thân dưới cái nóng dữ dội của mùa hè Ấn Độ.

“Chúng tôi sẽ ngất xỉu sau nửa tiếng nếu cứ mặc nguyên bộ đồ này đi làm”, Aamir cho biết. “Tôi sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu chỉ khoác một lớp áo choàng mỏng. Thế nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Tôi luôn lo sợ bị nhiễm bệnh”.

Với hơn 323.000 ca nhiễm, nhu cầu sử dụng xe cứu thương tại Ấn Độ trở nên lớn hơn bao giờ hết, dẫn tới tình trạng khan hiếm xe. Hầu hết mọi người phải tìm tới xe tư nhân, nhiều tài xế xe tải đã tranh thủ dịp này để mở dịch vụ chở người tới bệnh viện.

Không giống như ở nhiều quốc gia khác, tài xế xe cứu thương và nhân viên y tế ở Ấn Độ chỉ nhận khoản thù lao thấp, được đào tạo sơ sài, không có bảo hiểm y tế và thời gian làm việc dài, theo ghi nhận của Reuters.

“Chúng tôi phải làm việc 12 giờ một ngày - nhưng không bao giờ là chỉ 12 giờ”, Aamir nói. “Trước đó, đã từng có một hoặc hai thi thể. Nhưng bây giờ nhà xác đã quá tải”.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 4

Dưới cái nóng như thiêu như đốt, Aamir vẫn phải mặc nguyên bộ đồ bảo hộ nhằm bảo vệ tính mạng bản thân. Ảnh: Reuters

Trước khi làm tài xế, Aamir định nối nghiệp cha mình để trở thành một thợ điêu khắc đá, nhưng công việc này không đủ nuôi sống anh. Sau đó, Aamir đổi sang làm tài xế taxi và rồi làm thêm cho các ứng dụng như Uber và Ola.

Trừ đầu trừ đuôi, nghề tài xế giúp Aamir tiết kiệm được 1.000 rupee (hơn 300.000 đồng) một ngày, khoản tiền đủ để anh và vợ trang trải cho học phí của cô con gái 7 tuổi.

Mọi thứ trở nên khó khăn khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, khiến chủ hãng taxi không còn cách nào khác ngoài việc cho Aamir nghỉ việc.

Aamir không dám để lộ chuyện mình làm tài xế chở xác bệnh nhân COVID-19 cho hàng xóm xung quanh.

“Họ vẫn nghĩ tôi thất nghiệp”, Aamir chia sẻ. “Vợ con tôi cũng bị mắc kẹt ở quê nhà do lệnh phong tỏa”.

Công việc hiện tại giúp Aamir nhận được 17.000 rupee mỗi tháng. “Thế này còn tốt hơn là thất nghiệp, nhưng nó vẫn chẳng thấm vào đâu so với những vất vả và rủi ro của công việc này. Nhưng tôi đâu còn lựa chọn nào khác”, anh bộc bạch.

Một ngày của Aamir là vòng lặp tuần tự từ nhà xác bệnh viện, tới nghĩa trang và đài hỏa táng. Xen kẽ là những giờ chờ đợi dưới cái nóng, uống trà và hút thuốc với những người lái xe khác.

Điểm dừng chân đầu tiên của anh thường là Jadeed Qabristan, nơi chôn cất chính của người Hồi giáo ở Delhi.

Vào tháng trước, một bãi đất hoang bên ngoài nghĩa trang đã chứa đầy xác của các bệnh nhân. Người ta phải dùng tới đá vụn hoặc cành cây để đánh dấu mộ người quá cố, nhiều ngôi mộ còn không được đánh dấu tử tế.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 5

Công việc kết thúc cũng là lúc Aamir cởi bộ đồ bảo hộ ra khỏi người. Ảnh: Reuters

Aamir thường lặng lẽ hướng dẫn người thân cách nâng thi thể khi họ được đặt vào quan tài trước khi hạ huyệt.

Vào một buổi chiều muộn sau khi trở về nhà xác từ Jadeed Qabristan, Aamir được tiếp tục một chuyến đi khác đến Nigambodh Ghat, một trong những cơ sở hỏa táng chính cho tín đồ Hindu.

Chiếc xe của anh chỉ chở tối đa 2 thi thể, nhưng những ngày này con số này là 6, Aamir giữ danh tính của những người chết trong một mẩu giấy nhỏ.

Một nửa số lò nướng điện đã bị hỏng, buộc người ta phải chất củi đầy các hố mở để thiêu xác người quá cố. Dưới cái nắng lên tới 47 độ cùng nhiệt tỏa ra từ các hố đốt, không khí tại đây hệt như hỏa ngục.

Gió thổi khói bay nghi ngút khắp nơi, buộc Aamir phải đeo vội cặp kính bảo hộ, anh ngồi trên một chiếc ghế dài, nhìn chằm chằm vào những đống lửa cháy nghi ngút.

Theo một cách nào đó, đó là một ngày tốt lành đối với Aamir: anh không phải tự tay khuân vác các thi thể, điều luôn ám ảnh anh mỗi khi mở mắt. Nhưng tâm trí anh cứ tự hỏi vợ con mình sẽ ra sao nếu có chuyện gì xảy ra với anh. Ai sẽ chăm sóc họ?

Cho tới Mumbai

Có hai điều làm người khác chú ý ở về Izhaar Hussain Shaikh, thứ nhất là sự mệt mỏi khắc sâu trên khuôn mặt của anh. Điều thứ hai đó là chuông điện thoại của anh liên tục kêu.

Tài xế xe cứu thương 30 tuổi này làm việc cho HelpNow, một sáng kiến được sáng lập bởi 3 sinh viên kỹ thuật vào năm 2019, để giúp mở rộng mạng lưới xe cứu thương tại thành phố Mumbai của Ấn Độ. Điểm đặc biệt ở chỗ HelpNow hoàn toàn miễn phí đối với nhân viên công sở, cảnh sát, dược sĩ và người nghèo.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 6

Izhaar Hussain Shaikh đang nhờ đồng nghiệp mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang. Ảnh: AP

Trong bối cảnh đại dịch đã cướp đi 1.300 sinh mạng cùng tình trạng thiếu thốn xe cấp cứu khiến cho mỗi giây đều đáng trân trọng. Và chính những người như Shaikh - làm việc không biết mệt mỏi, mặc cho những rủi ro về sức khỏe, lại đang giành giật mạng sống của các bệnh nhân từ tay thần chết.

“Gia đình tôi hay hàng xóm, ai cũng sợ lây bệnh từ tôi. Ngay cả tôi cũng không tránh khỏi rùng mình khi nghĩ tới điều đó”, Shaikh trả lời hãng thông tấn AP. “Nhưng tôi liên tục phải trấn an bản thân rằng mình làm việc này để cứu người”.

Mỗi ngày làm việc của Shaikh kéo dài tới 16 tiếng, anh phải lái xe băng qua các con đường nhỏ hẹp của Mumbai để kịp thời có mặt tại nhà bệnh nhân.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 7

Số bệnh nhân COVID-19 bùng phát tại Ấn Độ khiến xe cứu thương trở nên khan hiếm, ngay cả cáng chuyên dụng cho bệnh nhân cũng không có đủ. Ảnh: AP

Không chỉ vậy, nhiều bệnh nhân ở Mumbai lại sống ở những tòa nhà cao tầng nhưng không hề có thang máy, buộc Shaikh cùng 2 đồng nghiệp khác phải khiêng cáng bằng tay không xuống cầu thang bộ.

 “Nhưng thử thách thực sự chỉ bắt đầu khi chúng tôi đến bệnh viện”, người tài xế 30 tuổi cho biết.

Đôi khi Shaikh phải đợi đến 5 tiếng bên ngoài bệnh viện để có giường cho bệnh nhân. Có lần, anh còn bị các bác sĩ mắng do chở bệnh nhân tới mà không báo trước với bệnh viện.

Không ít lần Shaikh cùng bệnh nhân phải rong ruổi khắp các bệnh viện để tìm một nơi chịu tiếp nhận họ.

“Không phải bệnh nhân nào cũng trụ được cho tới khi nhập viện”, Shaikh nói. “Cảm giác vừa chở một bệnh nhân đi cấp cứu và chỉ vài giờ sau đưa họ đi hỏa táng rất khó diễn tả thành lời”.

Nhưng công việc của Shaikh không phải một chuỗi ngày căng thẳng và u ám.

Chỉ vài tuần trước, anh đã chở một bà cụ 80 tuổi bị nhiễm COVID-19 đến bệnh viện. Khi người này bình phục, chính Shaikh đã chở bà cụ về nhà.

Trải nghiệm khó tả của tài xế Ấn Độ trong mùa dịch ảnh 8

Tài xế Shaikh tháo khẩu trang để hít thở trong khi chờ bệnh viện chịu tiếp nhận một người bệnh. Ảnh: AP

Ngày hôm đó khi chở về nhà, Shaikh được chào đón bởi chính người thân và hàng xóm của mình.

Mỗi lần nhận được điện thoại, người tài xế nhanh chóng ghi lại địa chỉ và các thông tin thiết yếu. Ngay sau đó Shaikh cùng đồng nghiệp mặc vội bộ đồ bảo hộ rồi chèo lên chiếc xe cứu thương, tất cả đều sẵn sàng để đi đón bệnh nhân.

“Tôi chắc chắn sẽ tới kịp giờ”, Shaikh tự tin nói.

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.