Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh

(Ngày Nay) - Trên thực tế, chiếc máy bay vừa gặp tai nạn của hãng hàng không Lion Air là mẫu máy bay Boeing mới nhất và tân tiến nhất ở thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, chiếc máy bay chỉ mới đi vào vận hành được 2 tháng với 800 tiếng bay. Bởi vậy, các chuyên gia đang tranh cãi quanh việc nguyên do chính xác nào khiến cho chiếc 737 MAX 8 gặp nạn.
Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh

Mặc dù chưa có thông tin chính thức nào được đăng tải về lý do chiếc 737 MAX 8 đâm xuống biển chỉ sau 13 phút cất cánh, nhưng FlightRadar24 vừa công khai dữ liệu cho thấy rằng máy bay trên đã có những biểu hiện trục trặc trong quá trình cất cánh. Thông thường, một máy bay khi rời mặt đất sẽ hướng mũi tàu bay lên trên trong vài phút đầu cất cánh; thế nhưng chiếc máy bay gặp nạn của Lion Air lại bị hẫng ở độ cao 726 feet chỉ ngay sau 21 giây.

Dữ liệu bay của chuyến Lion Air mang số hiệu JT 610

Dưới đây là hai biểu đồ so sánh dữ liệu của chuyến bay vừa gặp nạn ngày 29/10, với chuyến trước đó ngày 26/9 trên cùng một cung đường bay:

Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh ảnh 1

Thời gian bay so với cao độ.

Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh ảnh 2

Thời gian bay so với tốc độ.

Chuyên gia hàng không Philip Butterworth-Hayes nói với kênh CNN rằng dữ liệu trên là bất bình thường – bởi thông thường, giai đoạn cất cánh của máy bay thường được điều khiển bằng hệ thống tự động của tàu bay.

“Điều này không hề hợp lý đối với cơ chế tự động của máy bay.” Ông Butterworth-Hayes nói khi xem xét dữ liệu. “Trừ khi chiếc máy bay đã tự động điều chỉnh cơ chế của nó vào thời điểm xảy ra tai nạn vì một lý do nào đó. Mà điều này thì hoàn toàn không ổn định chút nào. Chính vào thời điểm trên đà tăng tốc của máy bay mà lại có một cú hẫng về cao độ, tức là khi ấy đã có dấu hiệu mất kiểm soát rồi.”

Chiếc Boeing chỉ vừa mới đi vào hoạt động từ 15/8, đang chở 181 hành khách cùng với 6 phi hành đoàn và 2 phi công, cất cánh tới Pangkal Pinang ở quần đảo Indonesia của Bangka.

Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh ảnh 3

Những mảnh vụn còn sót lại của vụ tai nạn.

Peter Goelz – nhà phân tích hàng không của CNN, cựu điều tra viên Phòng An toàn Vận chuyển Quốc gia Hoa Kỳ – cũng nói rằng dữ liệu trên cho thấy có vấn đề với cả vận tốc lẫn cao độ của chiếc máy bay gặp nạn.

“Rõ ràng là có gì đó không ổn ở cả vận tốc lẫn cao độ cất cánh, điều này hướng vấn đề về hệ thống điều khiển bay của chiếc Boeing.” Ông nói. “Đây là hệ thống điều khiển điện tử ở mức độ tự động cao, và phi công có thể đã không kịp thời phát hiện ra lỗi của nó.”

“Không thể có chuyện máy bay tự nhiên rơi”

Ông Butterworth-Hayes nói rằng, cho dù chiếc máy bay chỉ mới 2 tháng tuổi thì lý do về động cơ cũng chỉ là khả năng rất thấp. “Không thể có chuyện máy bay tự nhiên rơi được. Tôi không nghĩ ra lỗi động cơ nào ngoại trừ việc hụt điện đột xuất hoặc một sự cố chập điện hoàn toàn. Còn nếu là lỗi về ngoại thất máy bay thì càng không khả thi.”

Ông cho rằng nguyên nhân có thể tại môi trường: ví dụ một khoảnh khắc trở gió, hoặc là máy bay bị đâm vào thứ gì đó như đàn chim.

“Trời trở gió rất khó để nhận biết, nó giống như một cơn lốc nhỏ vậy, bạn chẳng thể thấy ngay được. Khi máy bay va chạm với nó, động cơ có thể đột ngột xảy ra vấn đề. Và lúc mà phi công cố khôi phục cơ chế bay thì đã quá muộn rồi.”

Thực tế, chiếc Boeing 737 MAX 8 đã phát tín hiệu về cơ quan không lưu yêu cầu được quay lại sau khi cất cánh xa khoảng 19 km, nhưng không nói rõ là vì lý do khẩn cấp gì.

Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh ảnh 4

Bản đồ biểu thị địa điểm xảy ra tai nạn.

“Dữ liệu của ra–đa cho thấy chiếc máy bay đã quay đầu lại, tuy nhiên trạm kiểm soát đã mất tín hiệu với máy bay ngay sau đó không lâu.” Yohanes Sirait, phát ngôn viên của Cục định hướng Hàng không AirNav Indonesia nói với tờ CNN.

Ông Butterworth-Hayes nhận định rằng, khả năng phi công không nói rõ lý do quay lại khẩn cấp là bởi đó chỉ là sự cố nhỏ và họ toàn hoàn có thể làm chủ nó.

“Tín hiệu của phi công cho thấy đó chỉ là sự cố nhỏ và họ không cần trợ giúp, tuy nhiên, mọi việc xấu đi quá nhanh. Máy bay đã bị hụt cao độ từ trước khi gặp nạn , chắc là họ đã cố điều chỉnh lại nó.” Ông nói khi nhìn vào dữ liệu ra–đa.

Tranh cãi quanh việc máy bay Lion Air rơi chỉ sau 13 phút cất cánh ảnh 5

Thủy quân Indonesia vẫn đang tiếp tục tìm kiếm.

David Soucie – cựu thanh tra của Cục kiểm soát Hàng không Hoa Kỳ – thì cho rằng, việc họ không đề cập rõ nguyên do khẩn cấp mới là cái đáng nói.

“Điều khiến tôi cảm thấy rất kỳ lạ chính là việc họ chẳng nói rõ nguyên do khẩn cấp gì. Họ chỉ vỏn vẹn bảo ‘Chúng tôi quay lại đây’.” Ông Soucie phát biểu. “Nhưng khi mà tôi xem xét lại đường bay của họ, rõ ràng chiếc máy bay đã bị hạ sâu đáng kể ngay sau đó. Hành động này không phải cách giải quyết điển hình trong tình huống ấy. Đáng lẽ ra họ phải giữ nguyên cao độ để quay đầu và trở lại sân bay.”

Cũng như ông Butterworth-Hayes, ông Soucie cho rằng không loại trừ khả năng thời tiết xấu. Tuy nhiên, chắc chắn phải là một sự kiện rất đột ngột nào đó đã xảy ra.

Theo CNN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.