'Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc cài mìn khu phi quân sự'

Đó là lời cảnh báo đầy tức giận từ phía quân đội Hàn Quốc sau khi nước này cáo buộc Triều Tiên cài mìn tại khu phi quân sự DMZ, khiến 2 binh sĩ Hàn thiệt mạng.
'Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc cài mìn khu phi quân sự'

Tin tức mới nhất cho hay, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng có ba quả mìn đã phát nổ trong vụ việc xảy ra tại khu phi quân sự (DMZ) trên bán đảo Triều Tiên hôm 4/8, làm hai binh sĩ nước này bị thương.

DMZ là một vùng đệm rộng 4 km, trải dài về hai phía kể từ đường biên giới chia hai miền.

'Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc cài mìn khu phi quân sự' - anh 1

Hàng rào ngăn cách khu vực DMZ giữa 2 miền Triều Tiên. Ảnh: Daily Mail

"Chúng tôi tin chắc đó là mìn Triều Tiên do kẻ thù của chúng tôi lén lút vượt qua biên giới quân sự đặt với ý định giết người", AFP dẫn lời Kim Min-seok, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát biểu với báo giới.

'Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc cài mìn khu phi quân sự' - anh 2

Vị trí khu phi quân sự (đường màu đỏ) trên bán đảo Triều Tiên. Đồ họa: smithsonianmag.com.

Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cảnh báo sẽ bắt Triều Tiên "trả giá đắt, tương xứng với hành vi khiêu khích Bình Nhưỡng tạo ra".

"Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt tương xứng với sự khiêu khích mà nước này đã gây ra", hãng tin CNN dẫn lời thiếu tướng Koo Hong-mo, Giám đốc Các chiến dịch thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc, tuyên bố hôm nay (10/8).

'Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc cài mìn khu phi quân sự' - anh 3

Xe tăng Hàn Quốc tham gia tập trận bắn đạn thật tại khu huấn luyện ở Cheorwon, gần vùng phi quân sự giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên hồi tháng 5. Ảnh: AFP

Tướng Koo yêu cầu Bình Nhưỡng phải xin lỗi vì đã đặt mìn và đòi quốc gia phía bắc phải trừng phạt nghiêm khắc những người chịu trách nhiệm. Ông khẳng định người Triều Tiên đã thâm nhập trái phép sang phía Hàn Quốc của đường ranh giới chạy xuyên vùng phi quân sự.

Chính quyền Kim Jong-un chưa đưa ra phản ứng hay bình luận nào liên quan vụ việc.

Cuộc chiến liên Triều kết thúc năm 1953 bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức. Do vậy, hai nước về lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh. Vùng phi quân sự ngăn cách hai bên được lập ra kể từ đó.

Căng thẳng giữa Seoul và Bình Nhưỡng bùng phát nhiều lần ở biên giới, trong đó có vụ lính Triều Tiên nã pháo vào đảo Hàn Quốc năm 2010 làm 2 binh sĩ Hàn thiệt mạng.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Lãnh đạo Kim Jong-un: Triều Tiên mới là nỗi sợ khiếp đảm của Mỹ

- Tình báo Hàn Quốc: Kim Jong-un thẳng tay xử tử 70 quan chức cấp cao Triều Tiên

- Triều Tiên kết thân với Nga có mục đích gì?

- Mỹ: Triều Tiên nên từ bỏ ảo tưởng sở hữu vũ khí hạt nhân

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.