Trung Quốc bị nghi củng cố năng lực quân sự ở Hoàng Sa

(Ngày Nay) - Các ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang củng cố trái phép năng lực quân sự ở Hoàng Sa, giới nghiên cứu Mỹ cho biết. 
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Duy Mộng, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Duy Mộng, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), trụ sở tại Washington hôm 8/2 cho biết Trung Quốc có 20 tiền đồn quân sự trái phép trên 8 đảo ở Hoàng Sa của Việt Nam, theo SCMP.

"Ba trong số các đảo này có khả năng chứa số lượng lớn tàu hải quân và tàu dân sự. Bốn tiền đồn khác có cảng nhỏ hơn, cảng thứ 5 được xây ở đảo Duy Mộng", AMTI cho biết.

Ngoài ra, Trung Quốc được cho là đã có bãi đỗ trực thăng trên 5 đảo. Đảo Quang Hòa có căn cứ trực thăng đầy đủ. Trên đảo Phú Lâm, đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc còn cho xây trái phép một đường băng, nhà chứa máy bay và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9.

AMTI cho rằng sự mở rộng trái phép có thể giúp Bắc Kinh củng cố sự hiện diện và phô trương sức mạnh trong khu vực.

"Không phải toàn bộ các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Hoàng Sa đều chứa cơ sở hạ tầng quan trọng. Nhiều tiền đồn không chứa nhiều hơn một hoặc hai tòa nhà. Tuy nhiên, sự hiện diện của các tòa nhà nhỏ và vật liệu xây dựng cho thấy Trung Quốc có thể mở rộng các tính năng ở nơi này", AMTI cho biết.

"Đây là một phần trong tham vọng của Trung Quốc về kiểm soát Biển Đông", Richard Heydarian, giáo sư chính trị tại Đại học De La Salle ở Manila, Philippines, nói.

Trung Quốc từng nhiều lần cam kết sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Tuy nhiên, AMTI hồi tháng 12 năm ngoái cho biết Bắc Kinh đã đưa vũ khí lên 7 đảo xây phi pháp trên Biển Đông.

Các nhà phân tích Trung Quốc bao biện rằng lập trường cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm vào Bắc Kinh là một trong các nguyên nhân dẫn đến hành động quân sự hóa đảo nhân tạo.

"Đó là cách Trung Quốc phản ứng với thế giới bên ngoài. Nếu Trump không đưa ra các nhận xét chống Trung Quốc một cách vô trách nhiệm thì việc quân sự hóa đảo nhân tạo trên Biển Đông có thể chậm lại", Chu Chấn Minh, chuyên gia bình luận quân sự Trung Quốc, nói.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần lên án việc Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa và yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hành động sai trái.

Theo Vnexpress
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.