Trung Quốc đẩy nhanh lộ trình chiếm biển Đông

Sau khi mở rộng xây dựng căn cứ nổi ở biển Đông, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng ở những nơi khác.
Trung Quốc đẩy nhanh lộ trình chiếm biển Đông
Trung Quốc đẩy nhanh lộ trình chiếm biển Đông - anh 1

Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio (bìa trái) cùng các quan chức tại thủ đô Manila tham quan cuộc triển lãm bản đồ cổ ngày 11-9 để chứng minh rằng Trung Quốc không hề có bất cứ “chứng cứ lịch sử gì” để đòi chủ quyền trên biển Đông - Ảnh: Reuters

Quan tâm sát sao diễn biến trên biển Đông, tôi thấy tình hình đang đến mức độ rất đáng lo ngại. Sau khi mở rộng xây dựng căn cứ nổi ở biển Đông, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng ở những nơi khác.

Ông Võ Anh Tuấn (nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, trưởng đoàn đàm phán Luật biển 1982):

Biển Đông sẽ càng thêm xáo trộn, bất an. Quyền lợi chính đáng của Việt Nam và những nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục bị xâm phạm nặng nề.

Đặc biệt đáng lo nhất là sau khi mở rộng được căn cứ không quân ở vùng biển này, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng mở rộng thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) như đã thực hiện ở biển Hoa Đông.

Tình hình sẽ vô cùng phức tạp và nguy hiểm khi Trung Quốc kiểm soát cả bầu trời lẫn mặt biển và dưới lòng biển bằng lực lượng không quân, hải quân áp đảo của mình.

Lúc ấy, việc thực thi những quyền lợi chính đáng của Việt Nam như bảo vệ chủ quyền biển, ngư dân khai thác ngư trường, lưu thông hàng hải, hàng không sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn mới.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã xác định những mục tiêu rất rõ ràng. Họ thiết lập lộ trình chiếm đoạt biển Đông và từng bước thực hiện một cách chắc chắn, quyết đoán, bất kể quyền lợi cũng như ý kiến chính đáng của các nước khác.

Có ba mục tiêu lớn trong việc xây dựng ở Gạc Ma này.

Thứ nhất, họ tận dụng kẽ hở lẫn qua mặt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS). Bằng cách mở rộng xây dựng, giả vờ như cho dân ở (nhưng thực chất là căn cứ quân sự), họ có thể lập luận mập mờ các điều khoản trong Luật biển rằng đảo có dân sinh sống, có điều kiện phát triển để đòi hỏi những quyền lợi lẽ ra không phải của mình.

Khi phải đem Luật biển ra tranh cãi, họ có thể đưa ra các ngụy tạo mới như ở Gạc Ma này để lập luận này nọ và đòi hỏi các vùng đặc quyền của mình. Đây là vấn đề mới và cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi Trung Quốc ỷ mạnh luôn cho rằng mình đúng mà bất chấp các quốc gia khác.

Thứ hai là khi có căn cứ không quân, hải quân ở Gạc Ma, Trung Quốc sẽ khắc phục được điểm yếu chiến thuật của mình. Khi có đường băng, nơi tiếp liệu này, họ không còn phải lo tầm bay hạn chế nếu xuất phát từ Hải Nam.

Khi cần phải không chiến hay thực thi quyền vùng nhận dạng phòng không, họ có thể tận dụng tối đa căn cứ mới ở Gạc Ma. Một trục lộ hàng hải trải suốt từ Đài Loan Trung Quốc qua eo biển Malacca sẽ bị họ khống chế.

Thứ ba, như tôi đã nói ở trên, sau khi xây dựng Gạc Ma và tiếp tục mở rộng ra các điểm khác, Trung Quốc sẽ hiện thực hóa đường lưỡi bò của mình.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn mới trước cộng đồng quốc tế. Trước đây họ muốn quốc tế coi họ là một đối tác, còn bây giờ họ muốn coi họ là một cường quốc, hành xử theo những nguyên tắc của họ, luật pháp của họ. Điều này là cực kỳ nguy hiểm. Họ không muốn các quốc gia khác trao đổi với mình như là một đối tác mà buộc phải làm theo họ.

Các quốc gia trong khu vực và cộng đồng thế giới cần phải cảnh giác và có giải pháp trước vấn đề này. Trung Quốc có câu lùi một bước để tiến ba bước.

Những hành xử lúc căng lúc mềm vừa qua của họ thật ra đều nằm trong chiến lược thôn tính. Cần phải cảnh giác để đừng mắc mưu. Cần phải hợp sức đoàn kết với nhau để giải quyết vấn đề Trung Quốc, nếu không sẽ rất nguy hiểm và phải trả giá nặng nề.

Ông Trần Công Trục(nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ):

Việt Nam cần cảnh giác

Nhiều hãng thông tấn nước ngoài gần đây cũng đã quan tâm đến việc Trung Quốc mở rộng các đảo như bãi đá Gạc Ma. Thật ra, ngay từ khi chiếm các đảo của Việt Nam, từ Hoàng Sa đến các đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã tôn tạo, đưa phương tiện ra xây bốt, dần biến các đảo thành căn cứ quân sự của họ.

Hiện nay tại đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã có đường băng máy bay, họ cũng đã xây dựng cả một thành phố khá quy mô. Theo tôi, họ muốn biến một số đảo thành nhịp cầu, căn cứ quân sự để bành trướng, khống chế biển Đông.

Những sự kiện như Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, rồi việc xây dựng, mở rộng các đảo, thậm chí xây đường băng cho sân bay, theo tôi, là các hành động có mối liên hệ với nhau, được Trung Quốc tính toán kỹ. Sau khi họ rút giàn khoan thì đẩy mạnh hơn việc khác, có tiến có lui. Và việc này, theo tôi, có ý đồ sâu xa.

Ai cũng biết Gạc Ma là địa điểm hiểm yếu, có giá trị chiến lược. Nó rất gần bờ biển của Việt Nam, gần căn cứ quân sự của Việt Nam, gần đường biển mà Việt Nam vẫn đi để ra Trường Sa... Nếu xây dựng sân bay ở Gạc Ma, Trung Quốc có một tàu sân bay cố định, có giá trị rất cao. Đây là một bước hiện thực hóa đường lưỡi bò.

Về mặt pháp lý, theo tôi, họ đang dần hiện thực hóa việc mở rộng các vùng biển. Bằng việc biến các đảo không có đời sống kinh tế thành có đời sống kinh tế, biến các bãi cạn thành các đảo nổi, mở rộng các căn cứ quân sự... Trung Quốc có thể có ý định mở rộng đường cơ sở để mở rộng vùng biển của họ. Họ sẽ tạo vùng chồng lấn, biến những vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp...

Trước hành động của Trung Quốc từ trước đến nay, Việt Nam đã có theo dõi và nắm kỹ tình hình. Ta cũng đã phản đối chính thức hành động của Trung Quốc và có những biện pháp phù hợp tình hình... Theo tôi, Việt Nam cần tiếp tục nói cho thế giới hiểu. Chúng ta cần tiếp tục cảnh giác, không được lơ là...

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.