Vì sao Nga muốn hóa giải mâu thuẫn Trung-Ấn?

(Ngày Nay) - Hiện nước Nga đang làm hết sức để ngăn chặn một cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, việc đóng vai người hòa giải cũng mang tới nhiều lợi ích chiến lược cho phía Moscow.
Vì sao Nga muốn hóa giải mâu thuẫn Trung-Ấn?

Bắc Kinh và New Delhi đã tổ chức hai cuộc họp cấp cao trong tháng này, cả hai đều diễn ra tại Moscow bên lề cuộc họp của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), với mục đích chính là xoa dịu căng thẳng giữa quân đội hai bên tại khu vực tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya..

Vào thứ Năm, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã đồng ý nâng cao lòng tin lẫn nhau để đảm bảo hòa bình cũng như tránh bất kỳ hành động nào có thể làm leo thang tình hình.

Hội nghị giữa hai vị Ngoại trưởng được tiến hành sau khi các Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Ấn Độ, Wei Fenghe và Rajnath Singh, không thể phá vỡ thế bế tắc ở Moscow vào tuần trước.

Theo các nhà quan sát, dù Nga luôn giữ thái độ trung lập trong cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên việc cả Moscow và New Dehli chịu ngồi xuống tại Moscow đã củng cố vị trí của chính phủ Nga.

Ông Artyom Lukin - phó giáo sư tại Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga, lưu ý rằng Moscow đã thúc đẩy nhóm ba bên Nga-Ấn-Trung (RIC) kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, một ý tưởng lần đầu tiên được đưa ra bởi Ngoại trưởng Yevgeny Primakov như một đối trọng với Liên minh do Mỹ đứng đầu.

“Moscow cũng hy vọng sẽ đóng vai trò là nhà môi giới ngoại giao chính trong khối RIC, từ đó đưa sức ảnh hưởng của đất nước vượt khỏi khả năng kinh tế của Nga", ông Lukin chỉ ra.

Nhưng những nỗ lực đó có thể bị cản trở nếu rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa hai "gã khổng lồ" châu Á và tình hình an ninh Á-Âu cũng có thể bị ảnh hưởng, theo ông Aleksei Zakharov, một nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nga, cho biết.

Ông Zakharov cho rằng cuộc đối đầu Trung-Ấn thậm chí có thể kết thúc làm tê liệt các nhóm đa phương như SCO và BRICS (5 nền kinh tế mới nổi lớn gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nga hiện là chủ tịch của cả SCO và BRICS năm nay, khoảng thời gian mà Điện Kremlin đặc biệt coi trọng, nhất là trong bối cảnh uy tín của Nga xuống thấp kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Vụ việc nhà đối lập Alexei Navalny bất ngờ bị đầu độc đã làm gia tăng thêm áp lực đó. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố có “khả năng” các quan chức Nga đứng sau vụ đầu độc, trong khi Đức, chủ tịch hiện tại của Liên minh châu Âu, cho biết các biện pháp trừng phạt nhắm Nga sẽ được thảo luận.

Ông Zakharov nói rằng sự bất hòa ở biên giới với Trung Quốc có thể đẩy Ấn Độ đến gần Mỹ hơn, một viễn cảnh mà Moscow không muốn thấy.

“Sự rạn nứt trong quan hệ Trung-Ấn có thể dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của New Delhi, đặc biệt là sự can dự chặt chẽ hơn với Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", ông Zakharov nói. "Đây chắc chắn là điều Moscow không muốn bởi họ cũng muốn gây sức ảnh hưởng trong khu vực".

Theo SCMP
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.