Vị thế mới của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc

(Ngày Nay) - Phi công Đặng Đức Toại vừa hoàn thành Chương trình Lãnh đạo Hàng không tại Căn cứ Không quân Columbus ở Mississippi (Mỹ) vào tháng trước, anh trở thành phi công đầu tiên của Việt Nam hoàn thành chương trình đào tạo 52 tuần của Không quân Mỹ.

Trung tướng Steve Kwast, chỉ huy chương trình giáo dục và huấn luyện không quân ở Columbus, đã ca ngợi thành quả tốt nghiệp của phi công Đặng Đức Toại vào ngày 31/5 như là kết quả của sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam, qua đó "giúp đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới".

Dấu mốc này chỉ là ví dụ mới nhất về sự hợp tác quân sự ngày càng sâu sắc giữa Washington và Hà Nội - từng là những kẻ địch trong quá khứ nhưng đang ngày càng đoàn kết trước một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.

"Một mối quan hệ tốt hơn với Mỹ trong các khía cạnh an ninh và quân sự là điều cần thiết cho Việt Nam", TS. Nguyễn Việt Phương, Nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, Trường Kennedy, Đại học Harvard (Mỹ), cho biết.

Vị thế mới của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc ảnh 1

Thượng uý Đặng Đức Toại (phải). Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất trước các hành động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam thường xuyên phản đối các động thái bồi lấp, cải tạo, xâm lấn của Trung Quốc tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hồi tháng 3, Hà Nội đã phản đối Bắc Kinh trước sự việc một tàu cá Việt Nam gặp nạn. Nhiều tháng trước, Hà Nội cũng báo cáo việc Bắc Kinh lắp đặt trạm thời tiết và điều máy bay quân sự tới quần đảo Trường Sa. Trước đó năm 2014, Trung Quốc đã ngang nhiên điều một dàn khoan vào vùng biển của Việt Nam đã khiến quan hệ hai nước rơi vào tình trạng căng thẳng.

Trong một khảo sát năm 2017 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, chỉ có 10% người Việt Nam cho biết họ có quan điểm tích cực về Trung Quốc, trong khi đó có tới 84% số người được khảo sát có suy nghĩ tích cực về Mỹ.

Trước những quan ngại về việc Trung Quốc không ngừng bành trướng trên Biển Đông, Việt Nam đã tìm thấy những điểm chung trong chính sách đảm bảo an ninh trên vùng biển này - tuyến vận tải hàng hải trị giá 3 nghìn tỷ USD mỗi năm. Quan hệ hợp tác với Mỹ giống như một sự cân bằng giúp Việt Nam có lựa chọn khác để bảo vệ các quyền và chủ quyền của mình, cũng như vị thế chính trị trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là vấn đề xung đột trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì sức ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm 1/5 tỷ trọng thương mại của Việt Nam. Trung Quốc cũng là đối tác FDI lớn thứ 5 tại Việt Nam trong năm 2018, với tổng số vốn đăng ký lên tới 2,4 tỷ USD, tăng từ 700 triệu USD năm 2011, theo số liệu của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. "Trung Quốc sau tất cả vẫn là một siêu cường đang trỗi dậy và có thể ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam, cả về kinh tế và an ninh" - Giáo sư Trương Bảo Huệ tại Đại học Lĩnh Nam (Hong Kong) nhận định. Việt Nam khó có thể gia nhập hàng ngũ các đối tác thân thiết nhất của Washington tại châu Á bởi Việt Nam vừa quan ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, vừa muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quốc gia láng giềng. Việt Nam sẽ phải có những nước cờ cẩn trọng trong mối quan hệ với cả Bắc Kinh và Washington.

Mối quan hệ kinh tế Việt-Trung dường như không gây bận tâm đối với chính quyền Trump, khi đầu tháng này Mỹ tuyên bố bán một số máy bay không người lái cho Việt Nam, vài tuần sau khi phê duyệt việc chuyển giao 6 tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Năm 2017, tàu sân bay USS Carl Vinson đã đến thăm thành phố Đà Nẵng của Việt Nam, lần đầu tiên kể từ sau năm 1975. Vào tháng 4, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết Washington hy vọng sẽ bố trí một tàu sân bay khác ghé thăm Việt Nam trong năm nay và có thể tạo đà cho nhiều chuyến viếng thăm trong tương lai.

Ngay trước thềm cuộc bầu cử năm  2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí kéo dài hàng thập kỷ đối với Việt Nam - di tích còn sót lại từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh trong quan hệ song phương.

"Ông Trump chắc chắn đã coi Việt Nam là một quốc gia sẽ giúp cho chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của mình rộng lớn hơn, giữ cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, bởi Việt Nam là quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc"- ông Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cao cấp tại RAND Corporation.

Vị thế mới của Việt Nam trong quan hệ với các cường quốc ảnh 2

Tổng thống Donald Trump đánh giá cao vị thế của Việt Nam trong chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ảnh: The Leader

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại hiện tại của Việt Nam đặt ra những ràng buộc nặng nề đối với mối quan hệ quốc phòng sâu sắc hơn, không chấp nhận việc Hà Nội trở thành đồng minh quân sự của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Mỹ.

"Do đó, Trung Quốc không cảm thấy lo ngại về những tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ. Họ hiểu có những giới hạn trong mối quan hệ này", ông Trương cho biết.

TS Nguyễn Việt Phương cho biết lựa chọn tốt nhất của Việt Nam là cân bằng mối quan hệ với các cường quốc. "Việt Nam không nên hài lòng với quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ, họ nên cố gắng cho một chiến lược phòng ngừa rủi ro thực sự và cân bằng các mối quan hệ với những đối thủ lớn trong khu vực", ông Phương cho biết.

Theo SCMP
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.