Video: Siêu pháo san phẳng thành phố bằng phát đạn hạt nhân

Viên đạn pháo bắn ra từ siêu pháo hạt nhân M65 có thể bay xa 30km và có thể tạo ra vụ nổ tương đương quả bom nguyên tử giáng xuống Hiroshima và Nagasaki.
Video: Siêu pháo san phẳng thành phố bằng phát đạn hạt nhân

Ngày 25/05/1953, lúc 8 giờ 30 phút theo giờ địa phương, khẩu pháo bắn đạn hạt nhân M65 Atomic Cannon đã khai hỏa viên đạn pháo mang đầu đạn hạt nhân W9 công suất 15 kiloton (tương đương 15.000 tấn thuốc nổ TNT) vào mục tiêu cách đó 7 dặm (khoảng 11km) tại thao trường bang Nevada, Mỹ.

Sau khi bắn đi ít giây, viên đạn pháo đã tạo nên một "cây nấm" khổng lồ, giống như vụ nổ kinh hoàng khiến cả thế giới khiếp sợ ở hai thành phố Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử một vũ khí hạt nhân được bắn đi từ một khẩu pháo.

Pháo M65 được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị cho quân đội những vũ khí hạt nhân chiến thuật mạnh hơn vũ khí thông thường nhưng không tạo ra sự hủy diệt quá lớn như vũ khí hạt nhân chiến lược vì thực tế chiến trường cho thấy việc sử dụng bom nguyên tử là cực kỳ hãn hữu bởi tính tàn bạo quá mức của nó.

Pháo hạt nhân M65 có trọng lượng 83 tấn; dài 25,6 m; rộng 4,9 m; cao 3,7 m; cỡ nòng 280 mm; tầm bắn tối đa 30 km; trọng lượng đạn 364 kg; tốc độ bắn 15 phát/giờ.

Video: Siêu pháo san phẳng thành phố bằng phát đạn hạt nhân ảnh 1

Siêu pháo M65 chỉ bắn thử nghiệm một phát đạn hạt nhân duy nhất trong lịch sử.

Sau cuộc thử nghiệm thành công tại thao trường Nevada, đã có ít nhất 20 khẩu pháo M65 được sản xuất tại Watervliet và Watertown với chi phí ước tính 800.000 USD/khẩu.

Dù tạo ra hiệu ứng tâm lý rất lớn, những siêu pháo hạt nhân vẫn nhanh chóng trở nên lỗi thời trước sự phát triển của kỹ thuật tên lửa.

So với các tên lửa có tính năng tương tự, M65 có tầm bắn ngắn, khả năng cơ động kém, không thể vận chuyển bằng máy bay, chế tạo tốn quá nhiều nguyên vật liệu, yêu cầu cao về bảo trì và đặc biệt là giá thành quá đắt đỏ.

Siêu pháo hạt nhân M65 chính thức nhận quyết định "nghỉ hưu" khi mới ở tuổi lên 10. Mặc dù chưa từng được sử dụng trong thực chiến nhưng nó vẫn được đánh giá là một thứ vũ khí uy tín và gây ấn tượng rất sâu sắc với những người đam mê kỹ thuật quân sự.

Đăng Nguyễn

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.