Xem lực lượng đặc công tinh nhuệ của Việt Nam ‘luồn sâu đánh hiểm’

Hiện nay, đặc công đã mở rộng ra nhiều lực lượng khác nhau; trong đó bao gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động, đặc công dù – nền tảng của lực lượng đổ bộ đường không.
Xem lực lượng đặc công tinh nhuệ của Việt Nam ‘luồn sâu đánh hiểm’

Với truyền thống bí mật, bất ngờ, luồn sâu đánh hiểm, lấy số ít đánh vào các vị trí phòng thủ mạnh của địch, khiến cho đối phương khiếp sợ và nể phục. Họ là ai? Điều gì làm nên sự đặc biệt, tinh nhuệ đó?

Là lực lượng chuyên thực hiện các trận đánh ngay trong lòng địch, lợi dụng yếu tố bất ngờ để giành chiến thắng. Điều này đòi hỏi trình độ rất cao của chiến đấu viên vì họ phải hoạt động ngay giữa sân nhà của đối phương. Đã ra đời từ kháng chiến chống pháp, khi đó cách đánh này được gọi là công đồn đặc biệt, tên gọi đặc công cũng từ đó mà ra.

Hiện nay, đặc công đã mở rộng ra nhiều lực lượng khác nhau; trong đó bao gồm đặc công bộ, đặc công nước, đặc công biệt động, đặc công dù – nền tảng của lực lượng đổ bộ đường không. Mỗi người chiến sỹ đặc công là một chiến binh thực thụ và trình độ tác chiến trên mọi địa hình.

Xem lực lượng đặc công tinh nhuệ của Việt Nam ‘luồn sâu đánh hiểm’ ảnh 1

Đặc công nước.

Bên cạnh đó, khả năng tiền nhập cũng trở thành một huyền thoại. Người chiến sỹ đặc công có thể ngụy trang phù hợp với từng hoàn cảnh chiến đấu. Với kỹ năng ngụy trang điêu luyện, hoàn thành tác chiến trong màn đêm và mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, các cuộc tấn công của lực lượng đặc công luôn tạo được sự đột biến và tính bất ngờ.

Đặc công nước là một lực lượng tinh nhuệ, được huấn luyện để tấn công các mục tiêu thủy của đối phương. Nếu đặc công bộ có lối đánh đặc biệt, thì đặc công nước càng đặc biệt hơn vì đánh dưới nước khó khăn hơn nhiều so với trên bộ. Để trở thành một chiến sỹ đặc công nước (người nhái) thường đòi hỏi những yêu cầu một cách khắt khe.

Mỗi chiến sỹ bắt buộc phải bơi được quãng đường 20 km, đứng nước liên tục trong 4 giờ đồng hồ, lặn xa tối đa 1.000 m, lặn không ống thở với độ sâu trên 30 m. Không phải tự nhiên mà đặc công trở thành lực lượng tinh nhuệ. Công tác huấn luyện phải tạo ra những người lính có kỷ luật và trình độ cao. Đặc công người nhái phải đặc biệt dũng cảm, kỹ chiến thuật đặc biệt điêu luyện, thể lực phải đặc biệt dẻo dai.

Xem lực lượng đặc công tinh nhuệ của Việt Nam ‘luồn sâu đánh hiểm’ ảnh 2

Đặc công dù.

Đáp ứng yêu cầu phát triển không ngừng của nghệ thuật quân sự, bộ đội đặc công được huấn luyện thêm nhiều kỹ năng đặc biệt, trong đó nhảy dù và đổ bộ đường không là hai khoa mục mới đang được chú trọng. Việc đưa công tác huấn luyện nhảy dù cho lực lượng đặc công nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến nhanh và bất ngờ.

Không chỉ áp dụng các hình thức chiến đấu, lực lượng đặc công đang đổi mới rất nhiều về trang bị và hình thức tác chiến, đặc biệt là lực lượng đặc công biệt động. Để có thể đạt được hiệu suất chiến đấu cao nhất những nội dung huấn luyện đã được xây dựng và thiết kế bảo đảm sát với thực tế nhất.

Trong công tác chống khủng bố, những mũi tiến công từ trên xuống luôn gây được bất ngờ và đạt hiệu suất cao nhất. Độ cao của cầu trợt là 18 m. Một tổ phục vụ đảm an toàn đã được bố trí hỗ trợ cho công tác huấn luyện. Từ độ cao này, nếu không kiểm soát tốt các động tác kỹ thuật, mọi tình huống xấu nhất đều có thể xảy ra.

Xem lực lượng đặc công tinh nhuệ của Việt Nam ‘luồn sâu đánh hiểm’ ảnh 3

Đặc công bộ.

Huấn luyện đu dây theo phương nằm ngang. Độ cao điểm đầu là 18 m, điểm cuối là 3 m. Người chiến sỹ sẽ phải trượt với tốc độ 80 km/h, tiếp đất chính xác và vào vị trí chiến đấu. Không chỉ là một bài huấn luyện đơn thuần mà với nội dung huấn luyện của người chiến sỹ đặc công, đó đều là những thử thách. Thử thách lòng can đảm, thử thách ý chí và bản lĩnh.

Hiện nay, trong tình hình mới lực lượng đặc công biệt động còn được giao nhiệm vụ chuyên trách chống khủng bố. Trang bị của người chiến đấu viên cũng được đổi mới rất nhiều. Họ đã được trang bị áo giáp, mũ chống đạn, súng bắn tỉa và các hệ thống trang bị khí tài hiện đại.

Là lực lượng đã có truyền thống gần 50 năm, trải qua những dấu mốc thăng trầm của lịch sử. Ngày nay, song song với việc nâng cao trình độ tác chiến và trang bị vũ khí hiện đại, đây sẽ là điều kiện để tạo nên các mũi tiến công mạnh, nhanh và gọn, đúng với phương châm: “đánh hiểm, thắng lớn” của bộ đội đặc công.

Nguyễn Hoàng

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: