Yêu cầu an ninh của Mỹ khi Bill Clinton lần đầu thăm Việt Nam

"Washington đề nghị Hà Nội thực hiện những tiêu chuẩn an ninh mang tính luật lệ khi tổng thống công du, họ yêu cầu có xe bọc thép, pháo cao xạ, máy bay lên thẳng", Đại sứ VN đầu tiên tại Mỹ kể lại.
Yêu cầu an ninh của Mỹ khi Bill Clinton lần đầu thăm Việt Nam
yeu-cau-an-ninh-cua-my-khi-bill-clinton-lan-dau-tham-viet-nam

Các đặc vụ theo sát Tổng thống Mỹ Bill Clinton thời điểm 2000 khi người dân Việt Nam vây quanh ông. Ảnh: AP

An ninh của Mỹ lúc bấy giờ rất lo lắng, đưa ra các đòi hỏi rất cao, vì khi đó ông Clinton đến thăm một nước cựu thù, ông Bàng chia sẻ với VnExpressnhân dịp ông Barack Obama, tổng thống Mỹ thứ ba sắp đến Việt Nam.

Theo cựu đại sứ, các quan chức Mỹ và Việt Nam thời điểm đó không thể tránh khỏi những cuộc tranh luận mang tính "giằng co" về lịch trình làm việc của ông Clinton. Một chương trình được coi là căng thẳng nhất là Mỹ đề nghị Việt Nam sắp xếp để tổng thống đến thăm địa điểm khai quật máy bay Mỹ bị bắn rơi vào năm 1967 ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc.

"Vị trí đó ở trong một ngôi làng, đường sá không thuận lợi nên có khá nhiều ý kiến từ Việt Nam không đồng ý, có những người còn lo ngại người dân có thể có phản ứng gì đó. Tuy nhiên, Washington kiên quyết muốn thực hiện, thậm chí muốn đưa cả người quay phim đi theo để cho nhân dân Mỹ thấy Hà Nội đáp ứng yêu cầu của họ, rằng tổng thống rất chú ý tới vấn đề quân nhân mất tích sau chiến tranh", ông Bàng nói.

Là người luôn đi sát tổng thống Clinton, ông Bàng có thể cảm nhận được "sức nóng" của các mật vụ Mỹ đi theo bảo vệ. Họ thậm chí sẵn sàng "xô đẩy" các quan chức Việt Nam ở những địa điểm đông người. Thời điểm ông Clinton lên ban công trên tầng hai một tòa nhà đối diện Văn Miếu và bắt tay một số thanh niên ở nhà kế bên, ông Bàng đánh giá các mật vụ chắc hẳn phải có chuẩn bị rất kỹ lưỡng thì mới "không hoảng loạn" trong những diễn biến bất ngờ như thế.

Thừa nhận chuyến thăm của ông Clinton diễn ra khi Việt Nam và Mỹ vẫn phải nỗ lực vượt qua những hội chứng chiến tranh, ông Bàng chia sẻ ông cảm thấy rất tự hào về sự chào đón của người dân Việt dành cho tổng thống Mỹ. Sau khi chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 24h, có nhiều người dân đứng hai bên đường vẫy chào rất nồng nhiệt xe chở ông Clinton vào thành phố, hoạt động của họ là tự phát chứ không phải do Nhà nước tổ chức. Khi ông Clinton đến thăm Văn Miếu, khoảng hơn 10 cô gái nhận nhiệm vụ giới thiệu về di tích mặc áo dài cùng xúm vào xin chụp ảnh cùng tổng thống.

"Tất cả những gì diễn ra trong chuyến thăm của ông Clinton, từ việc thăm địa điểm khai quật máy bay ở Vĩnh Phúc, thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam, buổi nói chuyện với sinh viên ở Đại học Quốc gia, thăm Văn Miếu, đi ăn phở 2000 ở TP HCM cho tới việc bảo đảm an ninh, đã góp phần tạo nên không khí cho mối quan hệ giữa hai nước", ông Bàng nói.

Theo cựu đại sứ, một vấn đề chính thu hút sự quan tâm của dư luận khi ông Clinton đến thăm Việt Nam lúc đó là Hiệp định thương mại song phương (BTA). Mặc dù hai nước đã ký kết vào tháng 7/2000, 4 tháng trước chuyến đi của tổng thống nhưng vẫn cần Quốc hội Mỹ thông qua để có hiệu lực chính thức. Do đó, chuyến thăm của ông Clinton cần phải thể hiện những điều cần thiết để thuyết phục cả Thượng viện và Hạ viện. Sau đó, đến đầu tháng 10/2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua BTA, rồi tổng thống mới lúc đó là George Bush đã ký duyệt hiệp định này.

Khi được hỏi về kỳ vọng của mình trong chuyến thăm sắp tới của ông Obama, ông Bàng cho biết điều ông quan tâm nhất là hai nước làm sao nâng hợp tác lên mức cao hơn so với thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ tháng 7 năm ngoái. Theo đó, có hai vấn đề lớn là Mỹ sẽ tạo điều kiện thế nào để Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hợp tác an ninh ở Biển Đông có những tiến triển mới, để tăng cường bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực.

Trước mối quan tâm của dư luận về việc Mỹ có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam hay không, cựu đại sứ cho biết bản thân ông gần đây đã gặp một số người Mỹ thể hiện sự ủng hộ. Mặc dù Việt Nam và Mỹ còn cần bàn thảo thêm nhưng nếu nhận thấy việc này có lợi cho sự hiện diện của Washington ở châu Á - Thái Bình Dương, giúp ích cho an ninh khu vực thì chính quyền Obama vẫn có thể thực hiện. Ông Bàng cũng trông đợi Mỹ có thể cấp thêm tàu tuần tra nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.

Đánh giá về thời điểm diễn ra chuyến thăm của ông Obama, khi sắp kết thúc nhiệm kỳ, đặc biệt là triển vọng hợp tác giữa hai nước khi Mỹ sắp có tân tổng thống, cựu đại sứ bày tỏ ông không "bi quan". Ông Bàng cho rằng gần đây ông Obama vẫn thực hiện những kế hoạch mang tính lịch sử, chẳng hạn như đến thăm Cuba và sắp tới sẽ thăm Hiroshima tại Nhật Bản.

Với tư cách là một người theo dõi quan hệ Việt - Mỹ từ lâu, ông Bàng cho rằng hợp tác giữa hai nước có lúc xấu đi hoặc tốt lên, chịu ảnh hưởng lớn từ mối tương tác giữa các nước lớn và tình hình quốc tế. Trong khi đó vấn đề nội bộ nước Mỹ lại không phải là nhân tố quyết định.

"Trong tình hình hiện nay và trong tương lai gần, dù ai lên làm tổng thống Mỹ thì nước này vẫn cần tăng cường quan hệ với Việt Nam, kể cả là đại diện của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Tất nhiên mỗi người có phong cách riêng nhưng tôi tin tưởng hợp tác hai nước sẽ có tiến triển tốt", ông Bàng nói.

Theo VnExpress

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.