Doanh nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp

Sự hoạt động hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới và vị thế của các “cổ đông nông dân” ở tỉnh Đồng Tháp đang tạo ra một cách nhìn mới. Phải chăng doanh nghiệp sẽ là động lực cho vấn đề tái cơ cấu nền nông nghiệp?
Doanh nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp
Sự hoạt động hiệu quả của mô hình HTX kiểu mới và vị thế của các “cổ đông nông dân” ở tỉnh Đồng Tháp đang tạo ra một cách nhìn mới. Phải chăng doanh nghiệp sẽ là động lực cho vấn đề tái cơ cấu nền nông nghiệp?

Đồng Tháp hiện có hơn 1.000 tổ hợp tác (THT) và 170 HTX nông nghiệp. Vì thế, thuật ngữ “cổ đông nông dân” đã không còn lạ ở mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới tại Đồng Tháp. Cổ đông không chỉ được hưởng lợi nhờ dịch vụ đầu vào cho sản xuất, được chia cổ tức cao, mà họ còn có niềm vui, niềm tự hào với vai trò làm chủ của mình đối với HTX. Mô hình này đang từng bước khẳng định vị thế người nông dân và là bước đi ban đầu để giải quyết những bài toán khó trong quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp của Đồng Tháp.

Bài toán chưa có lời giải trong nhiều năm qua là “được mùa mất giá”. Rõ ràng được mùa, sản lượng tăng ai cũng phấn khởi nhưng nhu cầu tiêu thụ của thị trường không tăng dẫn đến giá giảm, thậm chí có khi còn giảm xuống gần với chi phí đầu vào, gây lỗ vốn. Vì thế, nó là nỗi lo thường trực của bà con nông dân và làm đau đầu các cấp chính quyền, nhưng lại là điều bình thường trong cơ chế thị trường. Mô hình HTX kiểu mới ra đời làm cầu nối gắn người sản xuất với doanh nghiệp tiêu thụ đã giải quyết cơ bản được vấn đề này, đơn giản vì HTX hoạt động tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Mô hình HTX kiểu mới (kể cả THT) đã tập trung tiếp cận bài toán theo hướng làm sao tăng được giá trị gia tăng, tăng lợi nhuận trên cơ sở giảm được giá thành đầu vào chứ không thụ động chờ vào những quyết định hành chính tăng giá, trợ giá từ Nhà nước như trước đây. Sự đồng lòng hợp tác của người nông dân theo mô hình mới này đã dần dần giải quyết cách làm manh mún, nhỏ lẻ cá thể để tạo ra một vùng chuyên sản xuất rộng lớn hơn. Chẳng thế mà trong một buổi tọa đàm về tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp từng đánh giá: Những tín hiệu về cánh đồng liên kết gần đây là khởi đầu cho bước chuyển mình hướng đến xây dựng nền nông nghiệp bền vững, khi người sản xuất trả lời được câu hỏi “trồng cây gì, bán cho ai và bán như thế nào?” thì doanh nghiệp cũng trả lời cho mình câu hỏi “mua ở đâu, mua cái gì và mua như thế nào”. Đúng, chính các “cổ đông nông dân” và các doanh nghiệp mới trả lời chính xác điều mà thị trường đặt ra. HTX từng bước đầu tư, tích lũy hình thành nên những vùng sản xuất quy mô lớn và đồng bộ kết cấu hạ tầng cũng như áp dụng khoa học - kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Đồng thời chủ động ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Còn đối với doanh nghiệp, muốn tồn tại phát triển tất phải gắn hoạt động của mình với thị trường. Họ phải tìm hiểu nghiên cứu thị trường rồi quay trở lại đầu tư vào người dân để họ sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường đang cần. Mấu chốt ở đây là doanh nghiệp phải nắm bắt được tín hiệu thị trường, ước lượng được nhu cầu tiêu thụ.

Doanh nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp - anh 1

Một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho hàng ngàn hecta lúa của bà con nông dân Đồng Tháp Ảnh Thanh Tú.

Thực tế ba năm liên kết giữa HTX Tân Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) với doanh nghiệp Võ Thị Hà đã phần nào chứng minh cho sự đúng đắn của mô hình HTX kiểu mới. Ông Nguyễn Văn Trãi, Chủ nhiệm HTX Tân Cường phân tích: “Điểm nổi bật trong thực hiện mô hình liên kết là người nông dân không phải lo lắng đầu ra sản phẩm, giá bán lại cao hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg, người sản xuất rất phấn khởi. Qua đó, người nông dân đã có thể quyết định được giá sản phẩm làm ra, không phải phấp phỏng như thời gian thiếu liên kết”. Tất nhiên, để sự liên kết này chặt chẽ, HTX phải tạo dựng được thương hiệu thông qua cách làm bảo đảm về chất lượng, số lượng sản phẩm và làm được điều này là nhờ các “cổ đông nông dân”. Ngoài sự liên kết sản xuất lúa với doanh nghiệp thì HTX còn tiến tới sản xuất gạo trên thị trường nội địa. Muốn làm được điều này, HTX còn phải vượt qua ít nhất hai rào cản là về nguồn vốn và nguồn nhân lực có trình độ cao.

Về phía doanh nghiệp, ông Đoàn Văn Hiền, Phó Giám đốc Công ty TNHH XNK-TM Võ Thị Thu Hà, đơn vị liên kết với HTX Tân Cường cho biết: “Ngoài việc hợp tác, ký hợp đồng bao tiêu lúa cho bà con xã viên trong HTX Tân Cường, công ty còn có kế hoạch duy trì, phát triển mô hình thu mua lúa hiện nay đang từ 5 HTX lên 11 HTX, với diện tích khoảng 12.000ha. Để mua hết lúa cho bà con nông dân, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy xay xát tại huyện Tam Nông với công suất 1.000 tấn/ngày, tổng sức chứa tại các kho của công ty lên đến 200.000 tấn”. Việc mua lúa tại các cánh đồng liên kết làm ăn uy tín như HTX Tân Cường hoàn toàn làm doanh nghiệp yên tâm vì chất lượng lúa tốt. Mối liên kết như vậy cũng bảo đảm cho doanh nghiệp có nguồn hàng ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu xuất khẩu. Nhận xét về mô hình HTX, ông Hiền nhấn mạnh: “Đây là mô hình hợp tác cùng thắng lợi”.

Mô hình cánh đồng mẫu lớn và HTX kiểu mới ở Đồng Tháp đang mở ra một hướng đi trong chính sách tái cơ cấu nền nồng nghiệp Việt Nam nói chung và của Đồng Tháp nói riêng. Và dù còn những khó khăn, thách thức nhưng sự thành công của mô hình HTX kiểu mới đang chứng tỏ doanh nghiệp thật sự là động lực cho tái cơ cấu nền nông nghiệp khi gắn HTX với thị trường.

Hợp tác cùng Thời nay

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.