Vượt lên chính mình

Từ doanh nghiệp (DN) chuyên vận tải biển chuyển hẳn sang khai thác cảng biển, Công ty CP cảng Vũng Áng Việt - Lào (Công ty VLP) đã vượt qua khó khăn nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là giải phóng nhanh hàng hóa cho dự án lớn phía nam Hà Tĩnh và góp phần mở cho hàng hóa nước bạn Lào vươn ra biển...
Vượt lên chính mình
Từ doanh nghiệp (DN) chuyên vận tải biển chuyển hẳn sang khai thác cảng biển, Công ty CP cảng Vũng Áng Việt - Lào (Công ty VLP) đã vượt qua khó khăn nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là giải phóng nhanh hàng hóa cho dự án lớn phía nam Hà Tĩnh và góp phần mở cho hàng hóa nước bạn Lào vươn ra biển...

Xứng tầm cảng nước sâu

Chỉ với hai cầu cảng có chiều dài hơn 455 mét, diện tích bãi tiền phương chưa đầy ba ha, vậy mà trong năm 2014 lượng hàng thông qua cảng Vũng Áng đạt gần ba triệu tấn, vượt gấp 2,2 lần công suất thiết kế. Được xem là một trong những cảng biển khai thác hiệu quả nhất hạ tầng cầu cảng, kho bãi của ngành hàng hải. Công ty VLP đã tạo ra một khoản lợi nhuận sau thuế khá lớn với gần 80 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 35 tỷ đồng; thu nhập của người lao động đạt 9,5 triệu đồng/tháng… Đây là chỉ số kinh tế mà những cảng biển trong khu vực phải “nể”!

Đầu năm 2001, cầu số 1 (cảng Vũng Áng) khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 5, ông Nguyễn Nhật, Giám đốc Công ty vận tải biển Hà Tĩnh - tiền thân của Công ty VLP (nay là Cục trưởng Hàng hải Việt Nam) tìm mọi cách ngoại giao để vời tàu Readbook (quốc tịch Singapore) chở 15 nghìn tấn phân bón vào cảng và phải lỗ gần 200 triệu đồng để PR “mở hàng” cảng. Được biết, lúc đó, để đưa con tàu này vào cảng, DN phải thuê tàu kéo từ Đà Nẵng ra, thuê ngoạm làm hàng rời từ Hải Phòng vào… Do tay ngang sang làm bốc xếp nên mới có chuyện cười ra nước mắt. Bởi thiết bị cẩu trên tàu Readbook cũ kỹ, nên ngoạm múc thuê về không thể sử dụng được, đành phải chuyển sang bốc hàng thủ công từ tàu lên… Từ một làng chài, trở thành cảng biển nước sâu, lần đầu tiên đón con tàu “khủng” vào nên không ít người hiếu kỳ từ TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh xuống chiêm ngưỡng chật cả cầu cảng. Không lâu sau đó, cảng lại đón tàu Mazda tải trọng 32 nghìn tấn chở muối. Do cầu số 1 công bố chỉ cho phép tàu 15 nghìn tấn nên phải mất gần một tuần chờ xin giấy phép tạm thời, con tàu này mới được vào làm hàng… Rồi để đưa những con tàu 50-55 nghìn tấn có chiều dài thân tàu lớn hơn chiều dài cầu cảng vào làm hàng, cảng đã phải làm thêm trụ neo ở hai đầu. Cảng Vũng Áng thật sự nhộn nhịp khi đưa bến số 2 vào hoạt động từ năm 2010 và Khu Kinh tế (KKT) Vũng Áng sôi động với hàng trăm công trình dự án đầu tư, trong đó có Dự án nhà máy gang thép 10 triệu tấn của Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc). Trong thời gian này, Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh cũng thí điểm thành công Đề án đưa tàu có tải trọng lớn ra vào cảng 24/24 giờ trong ngày… Cùng với đó là sự đầu tư các thiết bị bốc xếp hiện đại. Cảng đã nâng dần năng suất xếp dỡ hàng rời lên 6-10 nghìn tấn/ngày đêm. Các ngành hữu quan, như Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh, Hải quan, Biên phòng… cùng đồng hành trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính cần thiết nhằm giải phóng tàu, hàng nhanh nhất. Đặc biệt, Chi cục Hải quan KKT Vũng Áng đã thực hiện thông quan điện tử tự động (VNACCS/VCIS), mở tờ khai Hải quan được tính bằng phút... Nhờ đó đã góp phần làm nên thương hiệu cảng Vũng Áng.

Những năm tháng ban đầu khó nhọc, mỗi khi có tàu vào cảng, Giám đốc Công ty Dương Thế Cường, lúc đó là Phó Giám đốc Công ty vận tải biển Hà Tĩnh, kiêm Giám đốc Xí nghiệp bốc xếp cảng Vũng Áng lại dẫn quân cách xa cả trăm km vào. Khi đó, công ty đặt tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân vào Vũng Áng “hạ trại”, nơi ăn chốn ở tạm bợ, nên Ban Giám đốc đã có sáng kiến, chỉ đưa bộ khung vào và tổ chức thuê người địa phương (ở các xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương…) làm công nhân “vệ tinh” bốc xếp. Số công nhân “vệ tinh” này trước khi được ký hợp đồng làm việc phải qua các lớp đào tạo căn bản về kỹ thuật bốc xếp, kỹ năng làm việc công nghiệp, quy tắc an toàn làm việc trên tàu biển, an toàn cháy nổ và được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động… Theo Giám đốc Dương Thế Cường: “Tác phong con nhà lính, “một cửa, không dấu”, “tốc chiến, tốc thắng” để giải phóng nhanh tàu và hệ thống công nhân “vệ tinh” được hình thành từ buổi đầu đó vẫn được duy trì đến tận bây giờ”…

Vượt lên chính mình - anh 1

Tàu THAI RIVER tại cảng Vũng Áng.

Những năm gần đây, Cảng Vũng Áng luôn trong tình trạng quá tải tàu, hàng. Nhưng ưu tiên số một vẫn là giải phóng nhanh hàng hóa phục vụ các dự án lớn, trọng điểm phía nam Hà Tĩnh, đặc biệt là dự án Formosa. Trong số hơn 320 tàu vào bốc xếp gần ba triệu tấn hàng hóa trong năm 2014, thì có đến 56% lượt tàu chở hàng phục vụ dự án Formosa mà cảng Vũng Áng phải ưu tiên xếp dỡ. Hàng hóa Formosa nhập tại cảng chỉ khoảng 381 nghìn tấn (bằng 242% so năm 2013) nhưng chủ yếu lại là hàng vật tư, thiết bị cồng kềnh khó xếp dỡ và phải “nâng như nâng trứng…”. Nhiều thời điểm, có hàng chục con tàu nằm chờ ở vịnh Vũng Áng, nhưng tàu chở hàng Formosa được ưu tiên số một. “Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt phục vụ việc phát triển kinh tế của tỉnh mà chúng tôi đã xác định phải hoàn thành tốt nhất trong điều kiện có thể”, Giám đốc Dương Thế Cường tâm sự.

Giúp bạn Lào vươn ra biển

Đúng như cam kết, sau khi đưa cảng Vũng Áng vào hoạt động có hiệu quả, chúng ta mời DN Lào góp 20% cổ phần để cùng tham gia khai thác cảng. Với tên giao dịch quốc tế: Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào có nguồn vốn lên đến 1.000 tỷ đồng. Nếu năm 2011, các DN Lào mới thí điểm đưa hàng qua cảng Vũng Áng thì năm 2014 đã xuất được hơn 750 nghìn tấn hàng hóa (bằng 141% so năm 2013). Từ năm 2015 trở đi, con số một triệu tấn hàng trở lên nằm trong tầm tay. Giám đốc Dương Thế Cường còn cho biết: “Để giúp bạn thuận lợi, lãnh đạo Công ty đã thực hiện một số công việc, dịch vụ nhằm hỗ trợ chủ hàng như: Đầu tư khẩn cấp các phương tiện, thiết bị làm hàng để giải phóng hàng và tàu nhanh chóng; làm thủ tục khai báo hải quan tại cửa khẩu Chalo và Vũng Áng, hỗ trợ đội xe vận tải từ Chalo về Vũng Áng, ưu tiên bãi và kho chứa hàng để chủ hàng tập kết trước khi xuất xuống tàu; đồng thời, giải quyết kịp thời các phát sinh, vướng mắc để hàng hóa của bạn quá cảnh thuận lợi…”.

Công ty TNHH khai thác mỏ Phu Bia (PBM), là tập đoàn khoáng sản hàng đầu của Australia đầu tư khai thác quặng đồng tại Lào và nhiều nước trên thế giới đã từng đưa hàng qua cảng Thái-lan và bắt đầu thí điểm đưa hàng qua cảng Vũng Áng từ giữa năm 2012. Đến nay, sản lượng mà PBM xuất qua Vũng Áng đã đạt gần 200 nghìn tấn/năm và từ năm 2015, sản lượng sẽ đạt con số cao hơn. Để bảo đảm cho PBM đưa hàng qua cảng Vũng Áng, DN đã phải đầu tư sửa chữa kho chứa hàng tại bến số 2 bảo đảm theo yêu cầu; đồng thời, đầu tư thiết bị, chế tạo mới một số dụng cụ làm hàng, cải tiến công nghệ làm hàng; trang bị bảo hộ lao động phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Hiện cảng Hòn La và cảng Sriracha (Thái-lan) cũng đã đến học hỏi công nghệ làm hàng của Vũng Áng… Theo ông Geoff Kernick, Tổng Giám đốc Thương mại khu vực PBM: Việc đưa hàng hóa qua cảng Vũng Áng đã giúp PBM giảm được đáng kể chi phí vận tải đường bộ lẫn đường biển; thủ tục đưa hàng hóa qua cửa khẩu Chalo, Vũng Áng lại đơn giản hơn so cảng Thái-lan…

Phó Giám đốc Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt - Lào Saykhong Laddavong (cán bộ của Cục Đường thủy Lào) đánh giá: Việc thành lập Công ty VLP đã góp phần tạo điều kiện cho Lào xuất khẩu hàng hóa qua nước thứ ba bằng đường biển, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, nâng cao doanh thu cho các DN cũng như nguồn thu ngân sách Nhà nước Lào; đồng thời là cơ sở để Chính phủ Lào định hướng phát triển hạ tầng đường bộ, đường sắt và phát triển các ngành công nghiệp tại Lào…

Dự kiến quý II-2015, Công ty VLP sẽ chính thức khởi công xây dựng bến cảng số 3 bằng chính nguồn vốn đầu tư của DN và tiếp tục đầu tư các thiết bị bốc xếp hiện đại. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đang tích cực đẩy nhanh các bước chuẩn bị đầu tư khu hậu cảng hiện đại cùng chuỗi logitics... là những điều kiện tiên quyết góp phần giúp hàng hóa của nước bạn Lào và đông bắc Thái-lan vươn ra biển lớn.

>>> Xem thêm

Doanh nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp

Mở bán đợt 1 căn hộ cao cấp Dự án Sun Square

Vinamilk đẩy mạnh thu mua sữa tươi nguyên liệu của nông dân

Hợp tác cùng Thời nay

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.