Thương mại toàn cầu suy giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng hơn 8%

 Theo Bộ Công Thương, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,2% sau 9 tháng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Xuất khẩu của Việt Nam tăng 8,2% sau 9 tháng. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng tiếp tục đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, song tại các thị trường lớn, xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ nhịp tăng trưởng tốt.

Lợi thế từ các cam kết thương mại

Theo Bộ Công Thương, sau 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã đạt con số 194,3 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Điểm nổi bật là xuất khẩu có xu hướng tăng dần qua các quý. Theo đó, quý 1 tăng 5,3%, quý 2 tăng 7,2% và lên 8,2% vào quý 3 (đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra ở mức từ 7%- 8% trong năm 2019.)

Theo đại diện Bộ Công Thương, việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với các cam kết cắt giảm thuế quan của các đối tác đối với hàng có xuất xứ Việt Nam cũng làm tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng hóa của Việt Nam mở rộng thị phần tại các thị trường đối tác.

Thống kê cho thấy, trong 9 tháng, xuất khẩu sang xuất khẩu sang Nga tăng 13,9%, Nhật Bản tăng 10%; Hàn Quốc tăng 8,1%; ASEAN tăng 4,7%; ... Đặc biệt, tại các thị trường là thành viên CPTPP, xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt mức tăng tốt, trong đó xuất khẩu sang Canada đạt 2,9 tỷ USD, tăng 30,9% và xuất khẩu sang Mexico đạt 2,2 tỷ USD, tăng 27%.

Riêng thị trường Mỹ, xuất khẩu 9 tháng năm 2019 tăng tới 28,2% so với cùng kỳ, ước đạt 44,86 tỷ USD.

Cũng theo đại diện Bộ Công Thương, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của khu vực kinh tế trong nước đạt 16,4%, cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (5%). Qua đó, tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước tiếp tục xu hướng tăng lên, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (cùng kỳ năm trước là 28,5%).

Tuy nhiên, khác với các năm trước đây, động lực tăng trưởng của khối trong nước không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp.

Cụ thể, trong khi xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản giảm 5,7% so với cùng kỳ thì nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2018, qua đó đóng góp vào mức tăng trưởng xuất khẩu chung.

Thống kê cho thấy xuất khẩu nhiều mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm dệt may, sản phẩm chất dẻo, cao su... của khối doanh nghiệp trong nước đều đạt mức tăng trưởng tốt.

Điều này thể hiện những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự tác động, tạo thuận lợi cho sản xuất và hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

- Cán cân thương mại của Việt Nam sau 9 tháng:

Thương mại toàn cầu suy giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng hơn 8% ảnh 1

Duy trì đà tăng trường

Ở chiều ngược lại, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 188,42 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2018. Riêng khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 109,4 tỷ USD, còn khối doanh nghiệp trong nước đạt 78,97 tỷ USD, tăng 14%.

Sau 9 tháng, nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 166 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 88,1% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong số đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất, đạt 38,65 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018.

Ngoài ra, nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng cũng tăng mạnh 13,1%; vải các loại tăng 3,2%; sản phẩm từ chất dẻo tăng 10,7%...

Với kết quả trên, sau 9 tháng, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn duy trì đà xuất siêu ở mức 5,9 tỷ USD.

Đại diện Bộ Công Thương dự báo, trong những tháng cuối năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với động lực chính là các nhóm ngành truyền thống như dệt may, giày dép và đồ gỗ...

Bên cạnh đó, theo chu kỳ, xuất khẩu hàng hóa thường tăng cao trong những tháng cuối năm do đây là thời kỳ cao điểm cho mua sắm tiêu dùng trong các dịp Lễ tết.

Nhằm hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn cao điểm cuối năm, Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tích cực triển khai các giải pháp bổ trợ để thúc đẩy xuất khẩu.

Thương mại toàn cầu suy giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng hơn 8% ảnh 2

Nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực chính đóng góp cho tăng trưởng xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)

Đối với nhóm hàng nông lâm, thủy sản, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết cơ quan này sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ các địa phương nuôi trồng, xuất khẩu trọng điểm, đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

“Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các Bộ, ban, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp, địa phương sẽ cùng phối hợp, trao đổi, làm rõ hơn từ báo cáo đến thực tiễn để đối chiếu chính sách, phân tích những yêu cầu liên quan để từ đó xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu bền vững,” Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Song song với đó, Bộ Công Thương cũng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực sản xuất, đón đầu và tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nước ngoài; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn hàng và khơi thông thị trường xuất khẩu.

Theo Vietnamplus
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.