Tỷ giá USD/VND lặng lẽ ‘giữa muôn trùng vây’

“Hiện tượng kỳ lạ” là cụm từ mà một chuyên gia dùng đến khi trò chuyện với BizLIVE về diễn biến tỷ giá USD/VND hiện nay.
Một phần dòng chảy ngoại tệ được theo dõi với hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung kéo dài và ngày một phức tạp hơn, cũng như Việt Nam trở thành điểm thu hút sau khi ký những hiệp định lớn...
Một phần dòng chảy ngoại tệ được theo dõi với hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung kéo dài và ngày một phức tạp hơn, cũng như Việt Nam trở thành điểm thu hút sau khi ký những hiệp định lớn...

Rạng sáng 2/8 (giờ Việt Nam), trước thềm phiên giao dịch mới, thị trường đón thông tin bất ngờ: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 300 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9 tới.

Bất ngờ, vì tuyên bố trên đưa ra khi các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Những cú rơi trên thị trường chứng khoán Việt Nam gắn với các diễn tiến lớn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc trước đây ám ảnh tâm lý nhà đầu tư.

Thêm nữa, ngay sau đó, đồng Nhân dân tệ (CNY) kẻ thẳng một đường lao dốc, rơi khoảng 0,7% so với đồng USD.

Nhưng, sau khi sụt giảm khá mạnh đầu phiên, xu hướng hồi phục nhanh và cũng mạnh thể hiện rõ ở chỉ số VN-Index ngay trong phiên 2/8. Tâm lý thị trường đã khác so với những cú sốc có nguyên nhân tác động tương tự trước đây.

Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, cũng như trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND cũng có phản ánh nhanh chóng, tăng thêm khoảng 40 - 50 VND. Song tất cả cũng chỉ có vậy.

Qua hai ngày nghỉ cuối tuần, thị trường mở cửa tuần này với sự hoảng hốt nhất định khi đồng CNY chính thức phá “mốc 7 thần thánh”, mức độ mất giá đã vượt ngưỡng quy đổi cần hơn 7 CNY để có 1 USD.

Thế nhưng, cũng như diễn biến ổn định trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau đó (thậm chí trong tuần đã có hướng phục hồi, xen lẫn phiên hưng phấn cả dòng tiền và sức tăng của chỉ số), tỷ giá USD/VND lại đồng loạt giảm trên các thị trường.

"Giữa muôn trùng vây"

Diễn biến trên của tỷ giá được một chuyên gia xem là “hiện tượng kỳ lạ”, trong cuộc trò chuyện bên lề với BizLIVE. Bởi theo ông, tỷ giá USD/VND thường có yếu tố tâm lý chi phối trước các sự kiện lớn, cũng như nhìn về một số cân đối khác.

Tại thời điểm Tổng thống Mỹ tuyên bố đánh thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nói trên, thị trường Việt Nam vẫn theo dõi những diễn biến tình hình trên biển Đông.

Một dữ kiện khác được dẫn lại. Tháng 5/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam. Đây từng là biến cố dẫn đến tỷ giá USD/VND chao đảo hồi đó.

Lần này, yếu tố biển Đông, Mỹ tuyên bố đánh thuế thêm đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng CNY được cho là phá giá mạnh và vượt mốc 7 nhạy cảm nói trên, chênh lệch lãi suất VND với USD trở nên rất mỏng trên thị trường liên ngân hàng… Nhưng, tỷ giá USD/VND tuần qua vẫn lặng lẽ "giữa muôn trùng vây" như vậy.

Thậm chí hai phiên cuối tuần, 8 và 9/8, giá USD đã rơi xuống “mức sàn” 23.200 VND trên thị trường liên ngân hàng - mức giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước chặn mua vào. Trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại, giá USD bán ra cũng rơi trở lại mức trước khi có sự kiện CNY “phá giá”, chỉ còn 23.250 - 23.260 VND.

Tâm lý ổn định hơn, cung thuận lợi

Theo phân tích của chuyên gia trên khi trao đổi với BizLIVE, thông thường trước đây, khi xuất hiện những biến cố lớn, phản ứng đầu tiên là yếu tố tâm lý.

“Đã rất nhiều lần chúng ta thấy, với những sự kiện lớn như vậy, lại cộng hưởng nhiều yếu tố, ngay khi nổ ra thì người ta thường có phản ứng mua ngoại tệ để phòng thân hoặc đầu cơ; hoặc ít nhất người có ngoại tệ muốn bán cũng sẽ khựng lại để nghe ngóng và kỳ vọng, mà khiến cung tạm thời gián đoạn.

Tương tự, doanh nghiệp có nợ ngoại tệ hoặc có nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán, họ có thể lập tức phòng thủ rủi ro biến động bằng mua vào, mua ngay hoặc mua kỳ hạn…, tạo thêm sức ép cầu. Ngay với ngân hàng, trạng thái ngoại tệ có thể đẩy dương lên.

Những phản ứng đó cùng lúc làm nghẽn các dòng chảy, khan cung ngoại tệ giả tạo và tỷ giá bật nhanh.

Nhưng lần này thì không. Các giao dịch vẫn thông suốt, thậm chí tỷ giá giảm trở lại khá nhanh, dư nguồn bán về Ngân hàng Nhà nước. Và tôi thấy đây là hiện tượng lạ”, vị chuyên gia trên nhìn nhận.

Với những nhìn nhận và so sánh đó, điểm đầu tiên ghi nhận từ thị trường cho thấy yếu tố tâm lý đã ổn định hơn nhiều so với trước đây khi đón các biến cố.

Tâm lý đó cũng đã quen với các dữ kiện thời gian qua, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc trở nên “thường xuyên” có những phát sinh mới và lớn.

Với đồng CNY, thực tế “mốc 7 thần thánh” trong quy đổi với đồng USD cũng không quá ghê gớm. Bởi dữ liệu cho thấy, kể từ đợt phá giá liên tiếp hồi tháng 8/2015 đến nay, đồng CNY đã quen thuộc với điểm quy đổi 6,8 - 6,9; mức “phá giá” vừa qua chỉ trong phạm vi khoảng 1% cũng trở nên “bình thường” khi nhìn lại những cú rơi 5-7%, thậm chí 10% chỉ trong thời gian ngắn của đồng tiền này vài ba năm trước.

Trong khi đó, theo vị chuyên gia trên, cung - cầu ngoại tệ đang là quyết định chính yếu đến tỷ giá USD/VND.

Vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận liên tục chảy mạnh vào Việt Nam qua các tháng từ đầu năm đến nay, tạo nguồn ngoại tệ dồi dào và thậm chí Ngân hàng Nhà nước vẫn có các đợt mua ròng gần đây. Một phần dòng chảy này được theo dõi với hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung kéo dài và ngày một phức tạp hơn, cũng như Việt Nam trở thành điểm thu hút sau khi ký những hiệp định lớn…

Cùng với tâm lý ổn định hơn, nguồn ngoại tệ thuận lợi cũng góp phần khiến tỷ giá “lặng lẽ” trước các tác động lớn nói trên. Mà phía trước, thị trường sẽ chú ý đến đợt rà soát tiếp theo của Mỹ về chính sách tỷ giá của Việt Nam, vào tháng 9 tới.

Theo BizLIVE
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
Tập trung khắc phục sự cố sạt lở hầm Bãi Gió
(Ngày Nay) - Sau hơn một ngày xảy ra sự cố sạt lở tại vị trí trong hầm đường sắt Đèo Cả, thuộc địa phận xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, lực lượng chức năng đã nỗ lực nhằm thông hầm sớm nhất.