Ung thư sẽ thành 'đại dịch' trong 5 năm tới ở Việt Nam

Tới năm 2020 có ít nhất gần 200.000 người mắc bệnh, dẫn đầu là ung thư phổi ở nam và ung thư vú ở nữ.
Ung thư sẽ thành 'đại dịch' trong 5 năm tới ở Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP HCM cho biết dù đã đầu tư nhiều cho việc phòng chống bệnh nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với gánh nặng các bệnh không lây nhiễm đang ngày càng gia tăng.

Ung thư sẽ thành 'đại dịch' trong 5 năm tới ở Việt Nam ảnh 1

Người dân chờ khám bệnh tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Ảnh: Lê Phương.

Tại Việt Nam ước tính năm 2012 cả nước có 520.000 ca tử vong các loại, trong đó 73% là các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh ung thư, tim mạch, phổi mạn tính và đái tháo đường.

Tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng nhanh ở phần lớn các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định đây là nạn dịch đã xảy ra trong hiện tại.

Ước tính mỗi năm trên toàn cầu có hơn 14,1 triệu người mới mắc và 8,2 triệu người chết do ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư. Nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020.

Tại các nước phát triển, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau tim mạch. Ở các nước đang phát triển, ung thư đứng hàng thứ ba sau bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và tim mạch. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới toàn cầu.

Ở nữ, ung thư vú là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển và ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu ở các nước đang phát triển. Ung thư dạ dày là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ hai ở cả hai giới.

Năm 2010 ở Việt Nam có 126.307 ca ung thư mới mắc ở cả hai giới, trong đó hơn 54.000 nữ và 72.000 nam. Ước tính trong năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 ca ung thư mới mắc.

Tỷ lệ mắc mới ung thư ở nam là 101.000 ca. Dẫn đầu là ung thư phổi, sau đó đến dạ dày, gan, đại trực tràng, thực quản, vòm, hạch, máu, tiền liệt tuyến... Tỷ lệ mắc mới ở nữ là 83.385 ca, nhiều nhất lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, giáp trạng, buồng trứng...

Hiện tỷ lệ hiểu biết cơ bản đúng của người dân về ung thư còn rất thấp. Kết quả nghiên cứu gần đây tại 12 tỉnh thành cho thấy 67,2% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y, việc phát hiện sớm muộn gì cũng thế. 35,8% người nghĩ ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết.

Việt Nam đang đặt mục tiêu đến năm 2020 khoảng 70% người trưởng thành hiểu biết đúng về bệnh ung thư.

Tổ chức Y tế thế giới xác định phòng ngừa là chiến lược dài lâu có hiệu quả kinh tế nhất để kiểm soát ung thư. Hiệp hội Quốc tế Phòng chống ung thư cho biết "có thể phòng ngừa 40% tất cả các ung thư".

Phòng ngừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bớt đi số ca ung thư mới, từ đó giảm gánh nặng ung thư. Một số yếu tố nguy cơ cao gây ung thư theo WHO là:

- Khói thuốc lá.

- Tăng trọng hoặc béo phì.

- Ăn không lành, ít trái cây và rau củ.

- Thiếu vận động thân thể.

- Uống rượu nhiều.

- Nhiễm HPV theo đường tình dục.

- Nhiễm HBV và HCV.

- Bức xạ ion hóa và tia UV.

- Các ung thư nghề nghiệp.

- Ô nhiễm môi trường thành thị.

- Khói bụi trong nhà do nấu nướng với nhiên liệu rắn.

Các chuyên gia khuyến cáo cần làm giảm xuất độ ung thư bằng cách kiểm soát hoăc loại bỏ sự phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ hoặc gia tăng sự đề kháng cá nhân với các yếu tố nguy cơ này bằng văcxin hoặc hóa phòng ngừa. Việc tầm soát phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh. Cần xây dựng lối sống lành mạnh với dinh dưỡng và vận động hợp lý, duy trì cân nặng lý tưởng.

Theo VnExpress

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.