37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần

Ngày 18/6, thông tin từ TP Hải Phòng cho hay sau khi tiến hành khai quật khẩn cấp, đoàn khảo cổ thuộc Viện khảo cổ học đã có báo cáo sơ bộ kết quả về bãi cọc ở khu vực Đầm Thượng.
Đoàn khảo cổ thực hiện khai quật, thám sát tại khu vực ao nhà dân
Đoàn khảo cổ thực hiện khai quật, thám sát tại khu vực ao nhà dân

Theo đó, sau khi tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực Đầm Thượng (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), đoàn khảo cổ đã tìm thấy 37 cọc gỗ được dự đoán là cọc gỗ Bạch Đằng thời trần đánh quân Nguyên lần 3 năm 1288.

Trước đó, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến ở khu vực Đầm Thượng trong quá trình bơm nước để thu hoạch cá đã phát hiện tổng cộng 13 cọc gỗ dưới đáy ao. Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, các chuyên gia đã tổ chức khảo sát khu vực bãi cọc tại ao nhà ông Đến.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 1

Bãi cọc có diện tích khá rộng

Khu vực này vốn là bãi sông nơi giao nhau của 3 con sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc. Qua thời gian, bãi sông Đầm Thượng đã biến thành khu dân cư. Người dân từng nhiều lần phát hiện cọc gỗ chôn dưới đất khi tiến hành làm vườn, đào ao.

Thời điểm đoản khảo sát tới nhà ông Đến, một số cọc có dấu hiệu bị hủy hoại như: các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá. Ông Đến cho biết gia đình ông chuyển về khu vực này từ năm 2014, trước đó chủ cũ cũng phát hiện những cây cọc gỗ tương tự và còn vớt được một chiếc thuyền mộc được khoét ra từ 1 cây gỗ.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 2

Các nhà khảo cổ phát hiện có tổng cộng 37 cọc gỗ tại khu vực

Sau khi đoàn khảo cổ khảo sát, ngày 19/2, UBND TP.Hải Phòng ra quyết định cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên khai quật khảo cổ khẩn cấp tại khu vực ao cá nhà ông Đào Văn Đến ở địa chỉ trên. Thời gian khảo cổ từ ngày 18/2 đến ngày 31/3 trên diện tích 400m2.

Qúa trình tiến hành khai quật, tại khu đất nhà ông Đến và nhà ông Hay kế bên, các nhà khảo cổ đã đào 3 hố khai quật, 1 hố thám sát.

Kết quả, tại hố H1, các nhà khảo cổ phát hiện 11 cọc gỗ có hình dáng tự nhiên, một số còn dấu vết mắt gỗ, có mộng khoét sơ sài ở phần dưới chân, trong đó có 5 cọc đường kính 26-32cm, dài 1,6m tới hơn 2,8m, các cọc còn lại ngắn, đường kính nhỏ hơn.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 3

Một số cọc có dấu hiệu bị hủy hoại như: các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá

Tại hố H2, các nhà khảo cổ phát hiện 6 cọc gỗ ở độ sâu 1,7m tới 2m dưới bùn, trong đó cọc C1 là lớn nhất với đường kính 18cm, phần xuất lộ dài 54cm, các cọc khác nhỏ hơn phần lớn chỉ còn đoạn ngắn dưới chân, có lẽ bị chặt đi trong quá trình đào ao đầm.

Tại hố H4, các nhà khảo cổ tìm thấy 19 cọc gỗ và 2 mảnh gỗ trong tình trạng đã mủn nát.

Còn tại hố thám sát TS1, các nhà khảo cổ tìm thấy 1 cọc gỗ nhỏ dài 55cm, phần đầu cọc bị mục.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 4

Có một số cọc khác nhỏ hơn phần lớn chỉ còn đoạn ngắn dưới chân, có lẽ bị chặt đi trong quá trình đào ao đầm

Tổng cộng đã có 37 cọc gỗ được tìm thấy tại khu vực các nhà khảo cổ tiến hành khai quật.

Các nhà khoa học đang tiến hành phân tích các mẫu gỗ, mẫu đất để lý giải bãi cọc này có từ bao giờ.

Đoàn khảo cổ cho rằng Đầm Thượng nằm ở vị trí có tính chiến lược trên sông Đá Bạc nối với sông Bạch Đằng, nơi trước đây đã phát hiện nhiều bãi cọc ở Yên Hưng (Quảng Ninh), Cao Quỳ (Hải Phòng) và các cuộc khai quật khảo cổ xác định có các căn cứ của quân binh nhà Trần.

Bước đầu, Đoàn khảo cổ nhận định bãi cọc Đầm Thượng là một trong các điểm đánh chặn và tiêu diệt đoàn chiến thuyền của quân Nguyên trên đường rút lui vào năm 1288. Tuy nhiên, để kiểm chứng giả thuyết này thì cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ học và các căn cứ khoa học khác.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 5

Các nhà khoa học đang tiến hành phân tích các mẫu gỗ, mẫu đất để lý giải bãi cọc này có từ bao giờ

Để làm rõ đặc điểm, chức năng bãi cọc Đoàn khảo cổ kiến nghị tiếp tục thực hiện khai quật mở rộng các khu vực có cọc và tiến hành nghiên cứu phân tích mẫu gỗ, mẫu đất. Đồng thời đề nghị mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ khu vực Trúc Động (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) để xây dựng hồ sơ đầy đủ cho các di tích liên quan hoặc cùng loại ở khu vực, cũng như mối liên quan với di tích khác thuộc hệ thống Bạch Đằng Giang.

Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.