4 họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam hội tụ trong triển lãm ‘Niệm’

(Ngày Nay) - Sáng 30/5, tại Bảo tàng Hà Nội, triển lãm hội họa của các họa sĩ, nghệ nhân tên tuổi của Việt Nam gồm Ngô Xuân Bính, Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng, Đào Trọng Cường mang tên “Niệm” đã chính thức khai mạc trước sự chờ đợi của công chúng yêu hội họa.

Theo báo Nhân Dân đưa tin, triển lãm được sự bảo trợ của Vụ Ngoại giao Văn hóa và Unesco, Bộ Ngoại giao. Với hơn hai trăm bức tranh thuộc thể loại sơn mài, khắc gỗ, đá quý, tranh kết hợp, các họa sĩ đã mang đến cho công chúng một món ăn tinh thần đậm giá trị văn hóa truyền thống, nhưng vô cùng mới lạ cả về ý tưởng, bút pháp cho đến nghệ thuật tạo hình trên các chất liệu từ cổ điển đến hiện đại.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, họa sĩ Ngô Xuân Bính cho biết, ông và các đồng nghiệp Lê Văn Thìn, Đặng Tin Tưởng và Đào Trọng Cường đã chuẩn bị gần hai năm cho buổi triển lãm này. Những tác phẩm được trưng bày ngày hôm nay chính là tâm huyết sáng tạo đặc biệt hướng về nguồn cội, “niệm” về quê hương đất nước. Chính vì vậy, triển lãm nghệ thuật đương đại “Niệm” mang đến cái nhìn khác lạ về hội họa.

4 họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam hội tụ trong triển lãm ‘Niệm’ ảnh 1

Bức tranh khổ lớn được họa sĩ Ngô Xuân Bính tặng cho Bộ Ngoại giao - Ảnh: PLO

Họa sĩ Ngô Xuân Bính là “Thành viên Danh dự” của Viện Hàn lâm Nghệ thuật tạo hình Liên bang Nga. Lần thứ hai triển lãm tranh tại Hà Nội, Ngô Xuân Bính vẫn miệt mài với thể loại tranh sơn mài, nhưng lần này ông mang đến một sự sáng tạo mới gây ấn tượng mạnh với người xem bởi dám vượt lên mọi chất liệu đơn thuần và làm mới những giá trị cổ truyền theo hướng đồng điệu, tích cực và đầy triết lý nhân sinh.

Họa sĩ Lê Văn Thìn với sở trường là những bức sơn mài trắng độc đáo, nội dung sáng tạo biến hóa muôn hình muôn vẻ, đã mang đến triển lãm những tác phẩm để đời với hồn xưa trong nghệ thuật đương đại.

Họa sĩ Đặng Tin Tưởng gây chú ý cho người xem bởi sự phong phú về bút pháp và khả năng thay đổi bố cục một cách thông minh, hợp lý với nhiều tác phẩm đồ sộ về các danh thắng, kiến trúc cổ. Tại triển lãm lần này, ông đã chứng minh khả năng diễn đạt những tinh thần mới của một trong những chất liệu cổ xưa nhất của người Á Đông.

Đặc biệt, trong “Niệm” còn có thêm một chất liệu đá quý của hoạ sĩ, nghệ nhân quốc gia Đào Trọng Cường.

Theo báo Người đưa tin, sau triển lãm Du & Dội năm 2017, nhà thơ, họa sĩ Ngô Xuân Bính thể hiện rõ phong cách đầy hoài tưởng. Tại triển lãm Niệm, ông sẽ mang đến những tác phẩm ẩn chứa nhiều ý niệm sâu xa về cuộc sống, tình người.

Riêng với Đào Trọng Cường, ông không chỉ là họa sĩ mà còn là nghệ nhân đá quý, ông từng được biết đến qua tác phẩm khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo 19 nước tham dự APEC lần thứ 14 tại Việt Nam bằng đá quý. Tranh của ông có lối đi riêng, thể hiện rõ nét cảm xúc của nghệ sĩ với thiên nhiên. Tại triển lãm lần này, họa sĩ Đào Trọng Cường đã trao tặng cho bộ Ngoại giao bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh để bày tỏ lòng biết ơn của những họa sĩ đương đại với công lao to lớn của vị cha già dân tộc.

4 họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam hội tụ trong triển lãm ‘Niệm’ ảnh 2

Tranh Bách phật của họa sĩ Đào Trọng Cường được làm hoàn toàn từ đá quý - Ảnh: Người đưa tin

Tại sự kiện này, khán giả rất thích thú với bức tranh bằng đá quý mang tên Bách phật, được làm hoàn toàn bằng đá quý do chính tay họa sĩ Đào Trọng Cường kỳ công làm trong thời gian dài. Họa sĩ Đào Trọng Cường hồ hởi chia sẻ với báo Người Đưa Tin về bức tranh: "Tôi đã phải mất 6 tháng mới hoàn thành bức tranh này, để hoàn thành tôi cũng khá vất vả, bởi vì, không giống như các chất liệu khác, đá quý không thể xóa được như bột màu, sơn dầu. Tôi đã dùng đá quý như sapphire, thạch anh... cả đá nguyên sơ, bột đá quý để thành màu bức tranh thì mới có một bức tranh bền với thời gian. Màu sắc của bức tranh là màu sắc thật, bức tranh có kích thước 1m54*2m76". Mỗi người một phong cách khác nhau, ở Niệm, là sự khác biệt về chất liệu cho đến cảm xúc ẩn hiện trong từng tác phẩm của các họa sĩ. Triển lãm kéo dài 2 tháng, hy vọng sẽ mang một cái nhìn mới mẻ về mỹ thuật tới khán giả.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.