Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản

Búp bê truyền thống của Nhật có nhiều loại, đều đã có từ rất lâu đời với những ý nghĩa văn hóa thú vị như dùng để thờ cúng, làm quà tặng trang trọng, hoặc để kỷ niệm một ngày lễ.
Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản

Có những búp bê được sản xuất cầu kỳ bởi các nghệ nhân, đặc biệt là những loại búp bê tôn giáo, thường được bán trong các đền chùa để làm đồ lưu niệm cho khách hành hương.

Búp bê cổ xưa nhất có tên là Dogu, có hình dáng tựa con người nhưng mang nhiều nét cách điệu như thần thánh thường được dùng trong các tang lễ. Những búp bê này thường được làm bằng thủy tinh hoặc gốm sứ, sau khi được ban phước sẽ được ném xuống sông.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 1

Vì ý nghĩa tôn giáo đó mà các bà, các mẹ người Nhật từ thế kỷ 11 bắt đầu may búp bê vải cho các bé gái với niềm tin rằng chính các em búp bê sẽ bảo vệ cho các bé khỏi những linh hồn quỷ dữ. Người Nhật cũng tin rằng những tính xấu, điều ác trong các em sẽ được hóa giải nhờ vào búp bê.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 2

Những người sản xuất búp bê chuyên nghiệp đầu tiên ở Nhật là những thợ thủ công trong các đền chùa, họ làm ra những búp bê bằng gỗ gọi là búp bê Saga có nước da trắng hồng, đẹp mắt. Đây là một dạng điêu khắc nghệ thuật trên gỗ.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 3

Búp bê Hinamatsuri là búp bê dùng trong lễ hội được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm. Ngày nay, búp bê Hina được làm với nhiều chất liệu khác nhau nhưng búp bê Hina truyền thống phải được làm bằng gỗ hoặc bằng vải độn rơm, có thân tựa hình kim tự tháp với trang phục gồm nhiều lớp lang rất cầu kỳ. Một bộ búp bê Hina thường phải có ít nhất 15 con đại diện cho những nhân vật đa dạng, trong đó sẽ có ít nhất một cặp búp bê nam và nữ tượng trưng cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 4

Musha là một dạng búp bê binh sĩ với chất liệu tương tự như búp bê Hina nhưng chế tác cầu kỳ hơn. Búp bê Musha bắt buộc phải đại diện cho một nhân vật nào đó trong lịch sử như các vị hoàng đế từng cầm quân ra trận, những vị tướng lĩnh nổi tiếng trong lịch sử, những nhân vật truyền thuyết bảo vệ cho người dân Nhật Bản. Nhân vật đó thường được khắc họa trong các tư thế sinh động: Nếu đang ngồi thì phải có ghế, nếu đang đứng thì phải có những “phụ kiện” đi kèm như áo giáp, mũ, kiếm hoặc đang cưỡi ngựa. Những vật đi kèm này có thể làm bằng gỗ hoặc cầu kỳ hơn thì đúc bằng kim loại.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 5
Búp bê Gosho khắc họa những em bé mũm mĩm, tròn trịa, thường là các em bé ở trần. Người Nhật hay tặng nhau búp bê Gosho bên cạnh những món quà trang trọng bởi từ Gosho còn có nghĩa là “hoàng cung” hay “cung điện” với ý nghĩa sang trọng, sa hoa.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 6

Búp bê Kimekomi được làm bằng gỗ. Trên thân búp bê có những đường xẻ rãnh để mép vải quần áo của búp bê có thể giấu vào đó. Ngày nay búp bê Kimekomi là một sản phẩm mĩ nghệ phổ biến với những chiếc đầu búp bê với nhiều kiểu tóc đa dạng khác nhau có thể được mua tách rời để về ghép với thân búp bê.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 7

Búp bê Karakuri là búp bê rối với kích thước lớn dùng vào những dịp lễ hội trong những màn biểu diễn nghệ thuật dân gian, thường có âm nhạc kèm theo để làm đệm cho các hoạt động của búp bê. Thường búp bê Karakuri đại diện cho các nhân vật huyền thoại.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 8

Búp bê Daruma là một loại búp bê tôn giáo, có hình cầu với thân màu đỏ, mặt màu trắng và không có mắt. Daruma đại diện cho một thầy tu theo đạo Phật mà theo truyền thuyết kể lại đã tự bỏ đi đôi mắt để không còn bị những cơn buồn ngủ làm xao lãng sự tập trung và chân tay ông sau đó cũng đều teo đi vì ngồi thiền quá lâu. Daruma tượng trưng cho may mắn, thịnh vượng và đạt được ước mơ. Thường búp bê Daruma không có mắt nhưng nếu búp bê đó được mua với mục đích gửi gắm một điều ước thì nó sẽ có một chấm mắt, chấm mắt còn lại sẽ được chấm thêm sau khi điều ước trở thành sự thật. Những điều ước gửi gắm vào búp bê Daruma thường được thực hiện vào ngày đầu năm mới.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 9

Búp bê Teru Teru Bozu là búp bê làm bằng tay từ giấy bản màu trắng hoặc bằng vải để treo trước cửa sổ với mục đích cầu mong thời tiết thuận hòa và trời ít mưa.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 10

Búp bê Kokeshi được sáng tạo cách đây 150 năm bởi người dân ở phía bắc đảo Honshu. Búp bê này được coi là đồ chơi cho con em nhà nông. Nó không có chân tay mà chỉ có thân hình trụ tròn suông, đầu rất to, thường tượng trưng cho các bé gái. Từ vị trí của một thứ đồ chơi thôn quê, Kokeshi giờ đã trở thành món hàng mĩ nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Nhật, đây là loại búp bê được khách du lịch biết tới nhiều nhất và thường chọn mua làm đồ lưu niệm.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 11

Iki-ningyo là những búp bê với kích thước như người thật thường được trưng bày trong các triển lãm misemono. Nghệ sĩ tạo ra búp bê Iki-ningyo dựa trên các nhân vật tiểu thuyết hoặc theo chủ đề do mình tự nghĩ ra để gây ấn tượng với người xem vì tính chân thực của các tác phẩm.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 12

Búp bê Ichimatsu tượng trưng cho những bé trai bé gái với những tỉ lệ chân thực và thường được sơn nước da trắng hồng và gắn mắt thủy tinh long lanh. Những búp bê Ichimatsu được làm để có thể bế bồng, thay đồ và tạo dáng với các tư thế tay chân khác nhau.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 13

Búp bê sứ Hakata Ningyo có hai loại chính, một loại búp bê lớn (anesama ningyo) được chế tác cầu kỳ với tóc giả và các trang phục bằng giấy bản nhưng thường không được vẽ mặt. Một loại búp bê nhỏ, mỏng, dẹt để làm thanh đánh dấu trang sách (shiori nyngyo).


Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 14Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 15

Lai giữa hai loại búp bê này là một loại búp bê mới có tên shikishi ningyo. Búp bê này làm từ các tấm bìa màu, trông nó giống với búp bê kẹp sách nhưng được gấp rất cầu kỳ và khá dày.

Câu chuyện về búp bê truyền thống Nhật Bản ảnh 16

Búp bê hiện đại nhất tại Nhật hiện nay là búp bê mắt tròn (ball-jointed doll). “Cơn bão” búp bê mắt tròn đã quét qua nhiều đất nước bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa truyện tranh của Nhật. Búp bê mắt tròn trông khá giống người thực nhưng nó giống với cách vẽ các nhân vật truyện tranh nhiều hơn. Búp bê này khá điệu vì người chơi có thể thay tóc, thay mắt và thậm chí trang điểm cho búp bê cùng rất nhiều thời trang, phụ kiện đa dạng đi kèm.

Tuệ Linh

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.