Chưa có giải pháp "đặc trị" để bảo tồn tháp Chăm?

Hội thảo khoa học về ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn di tích Chăm vừa được tổ chức tại Quảng Nam. Nhiều ý kiến đóng góp tại đây mở ra triển vọng “cứu” hàng loạt di tích Chăm, nhất là khu đền tháp Mỹ Sơn đang xuống cấp nghiêm trọng.
Chưa có giải pháp "đặc trị" để bảo tồn tháp Chăm?
Gần 30 năm qua, trước sự giúp sức của nhiều tổ chức khoa học trong và ngoài nước, Quảng Nam đã nỗ lực tu bổ, tôn tạo nhằm ngăn chặn sự xuống cấp, sụp đổ của các đền tháp Chăm. Từ năm 1978, trong một chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam - Ba Lan, Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được khôi phục bởi KTS người Ba Lan - Kazimier Kwiatkowski (Kazik). Qua thời gian tu bổ, một Mỹ Sơn từ tình trạng phế tích bị bao phủ bởi cây rừng, đã phục hồi một phần diện mạo.
Nhiều chương trình hợp tác trùng tu tháp Chăm đã được triển khai trong nhiều năm qua. Trong đó đáng kể nhất là dự án hợp tác giữa Việt Nam - UNESCO và Ý giai đoạn 2003 - 2013 đã mang lại tín hiệu vui trong việc bảo tồn Khu đền tháp Mỹ Sơn. Giữa tháng 6-2013, nhóm tháp G Mỹ Sơn chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hơn 10 năm trùng tu. Công trình này do nhóm khảo cổ học của Viện Lerici (Ý) thực hiện dưới sự điều phối của UNESCO. Theo đánh giá khoa học của các chuyên gia làm việc tại Mỹ Sơn, thành công lớn nhất của dự án trùng tu tháp G - Mỹ Sơn là việc tìm ra chất kết dính từ nguyên liệu địa phương (cây dầu rái). Hiện nay, việc sử dụng chất kết dính dầu rái đã được áp dụng rộng rãi trong trùng tu gạch Chăm tại Mỹ Sơn như tháp E7 (khu tháp E, F ở Mỹ Sơn).
Chưa có giải pháp "đặc trị" để bảo tồn tháp Chăm? - anh 1

Du khách thăm quan di tích Chăm - Mỹ Sơn.

Đặc biệt, năm 2012 các di tích Chăm ở Quảng Nam được ứng dụng công nghệ nano để phục hồi. Dẫu vậy, thời gian qua việc sử dụng công nghệ nano mới chỉ được triển khai trùng tu thí điểm cho các thành phần kiến trúc Chăm ít giá trị. Ngoài ra, nhiều chương trình, dự án, giải pháp về trùng tu tháp Chăm khác cũng được tiến hành. Chẳng hạn, Viện Khảo sát khảo cổ học Ấn Độ (ASI) với việc tìm ra nguyên nhân gây mủn gạch ở nhóm tháp Chăm Khương Mỹ (Núi Thành) do ảnh hưởng của tầng nước ngầm để đề xuất giải pháp khắc phục; công nghệ của Úc do Viện Bảo tồn Di tích giới thiệu với phương pháp xử lý muối trên bề mặt di tích.
Dẫu vậy, đến thời điểm này, Quảng Nam vẫn chưa tìm ra một phương pháp hữu hiệu, trong khi mỗi phương pháp lại bộc lộ điểm yếu riêng. Đơn cử như sau một thời gian trùng tu, nhiều mảng tường ở tháp G Mỹ Sơn lại bị lên mốc. Vì thế giờ hiện tượng “ra muối” ở gạch trên thân tháp đang trở lại.
Hội thảo vừa rồi cũng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể nào để bảo vệ tháp Chăm. Nhưng sau hơn 8 tháng triển khai thí điểm ở một số tháp Chăm tại Quảng Nam, các chuyên gia người Nga đã chia sẻ những phát hiện mới, đóp góp vào việc giải mã và giải cứu tháp Chăm. Theo phân tích của các chuyên gia Nga, trong các mẫu gạch còn phát hiện có tàn dư thực vật, cho thấy người xưa đã sử dụng các nguyên liệu thực vật trong sản xuất gạch. Khoáng sét không tan chảy ở mẫu gạch chứng tỏ nhiệt độ nung không cao, tầm 200 - 500 độ C… Từ đó, việc ứng dụng công nghệ hóa xử lý bề mặt của những mẫu gạch và đưa nó về trạng thái tự nhiên, chọn lựa lớp sơn phủ kỵ nước lên mẫu đã được vạch ra. Từ việc đánh giá kết quả mẫu ngoài thực địa, sẽ quyết định lựa chọn giải pháp, công nghệ phù hợp, áp dụng lên toàn bộ tháp.
Các chuyên gia người Nga cũng chia sẻ, bất kỳ giải pháp nào cũng cần phải giữ nguyên trạng di tích, vì vậy hiện họ chỉ mới nghiên cứu trên những mẫu gạch rơi vãi, khi khả thi mới tiến hành nghiên cứu trên tháp chính.
Theo Đại đoàn kết
Xem thêm:

1. Viết sách cho thiếu nhi: Còn quá gian nan?

2. Gìn giữ di sản, trước và sau phong danh hiệu UNESCO như thế nào?

3. Nghệ nhân cuối cùng ở làng thủy tổ quan họ còn lưu giữ điệu Hừ La

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.