Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nước ta hiện có hơn 1.200 làng nghề truyền thống. Trong số đó tới 60% số làng nghề đang hoạt động cầm cự, 20% thực sự khó khăn và 20% còn lại phát sản. Trong bức tranh ảm đạm của làng nghề Việt Nam thì làng khảm trai Chuôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lại phát triển rực rỡ, mang lại cuộc sống no ấm cho người dân nơi đây, trở thành hình mẫu cho sự phát triển của làng nghề Việt Nam.
Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm

Từ vỏ ốc, vỏ trai tới Chân dung Bác Hồ, chợ quê

Về làng Chuôn Ngọ vào dịp cuối năm, các đơn hàng về dồn dập khiến cho người người nhà nhà làm việc hăng say, chạy đua với thời gian. Gia đình nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng không ngoại lệ, tất cả thành viên trong nhà đều tham gia sản xuất nghề khảm trai, ốc. Nghệ nhân Dũng được sinh ra trong gia đình có 5 đời liên tiếp làm nghề khảm trai. Từ khi còn là cậu bé, anh Dũng đã được học nghề từ ông nội mình là cụ Nguyễn Văn Tố được được xem là cụ Tổ của làm nghề khảm trai. Hai lần anh Dũng được trao tặng giải thưởng bàn tay vàng.

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 1

Bức tranh sơn mài do nghệ nhân Trần Xuân Dũng làm

Bức khảm trai Chân dung Hồ Chủ Tịch, bức Chợ quê đậm đà phong vị dân gian, cùng với Tào Tháo hiến cẩm bào (tác phẩm được Chương trình Nghệ thuật Đông Dương trao tặng giải Bàn tay vàng năm 1999.

Khâu đầu tiên có vai trò quan trọng đó là việc chọn lựa nguyên liệu trai, ốc. Theo nghệ nhân Trần Xuân Dũng, trước kia người làng Chuôn Ngọ hay nhập trai Nông Cống có nhiều vân, ốc biển ở vùng Quy Nhơn, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang…thì tới nay, người làng Chuôn Ngọ còn nhập ốc ở Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia Singapore, loại ốc có những màu sắc đặc biệt, sáng và trong hơn những loại ốc bình thường và giá thành cũng “cắt cổ”. Có những loại ốc xà cừ mà giá thành lên tới 40 – 50 triệu/lạng. Nhiều khách hàng cũng đặt làm những bức tranh được khảm bằng những chất liệu “độc” như bằng vàng, bằng ngà voi…

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 2

Bằng chứng nhận nghệ nhân làng nghề Việt Nam của nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng

Theo nghệ nhân tài hoa này, làm khảm trai cực kì khó. Kỹ thuật tranh khảm trai có thể chia ra thành 5 giai đoạn cơ bản. Khâu đầu tiên chính là việc xẻ, mài và ép ốc, trai.

Với ốc thì người thợ xẻ ốc theo 3 đường gân nổi của xương ốc, lọc bỏ lớp bên ngoài cùng và lóp trong, chỉ lấy phần tinh khiết ở giữa. Sau đó lớp trong cùng được mài thật nhẵn, cho lát cắt ốc hơ lên trên ngọn đèn dầu. Ốc nhiều canxi gặp nhiệt độ sẽ dễ miết thẳng ra. Công đoạn này không thể làm bằng máy móc vì có thể làm cho ốc bị vỡ vụn. Với trai thì mài lớp trên cùng rồi cũng ép thẳng.

Công đoạn tiêp theo là châm vạch ốc: lấy kim vạch mảnh ốc theo mẫu hoa văn. Sau đó là chạm đục trên mặt gỗ rồi lấy mảnh ốc đã vạch sẵn xuống mặt gỗ.”

Công đoạn thứ 4 là công đoạn mài, đánh bóng, tỉa gọt, sau khi đã gắn từng mảnh ốc đã khảm xuống mặt gỗ. Việc gắn mảnh ốc, trai xuống gỗ cũng được người thợ tính toán kỹ lưỡng, bởi vào từng thời điểm, gỗ có thể co ngót. Mùa hè nóng ẩm gỗ thường bị dãn ra, còn mùa đông thì ngót lại. Gỗ được chọn cũng là loại gỗ Gụ, khi đánh bóng bằng vecni sẽ cho màu trầm rất hòa hợp với màu trai ốc.

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 3

Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng đang tỉa gọt từng mảnh ốc

Kết thúc công việc chính là dùng truyền thần cho tranh. Tất cả những khâu làm việc đều yêu cầu sự nghiêm túc, tỉ mỉ, chuẩn xác và sự khéo léo tới từng chi tiết của người thợ chạm khảm truyền thần cho tranh. Sự tinh xảo, hoàn mĩ tới mức những họa tiết trong tranh nhỏ bé như một sợi tóc. Truyền thần cho hoa lá, phong cảnh khó một thì truyền thần cho nét mặt của con người khó mười và đòi hỏi tư duy cũng như óc thẩm mĩ của người tạo hình. Và số người làm được điều đó không nhiều.

Để hoàn tất bức tranh công việc cuối cùng là đánh màu bằng vecni. Công đoạn này yêu cầu người thợ đánh màu ngồi ở ngoài nắng vì chỉ càng ở nắng thì vecni càng bóng và bền màu, không bị xỉn.

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 4

Công đoạn cuối cùng chính là đánh màu bằng vecni

Một bức tranh của khảm trai, ốc đẹp không chỉ phụ thuộc vào những đường nét khéo léo tỉ mỉ của người nghệ nhân mà còn do màu sắc của của những miếng ốc, trai nhỏ. Hướng gắn và chiều ốc sẽ do người thợ chế tác sẽ qui định màu đó.

Cũng ở làng Chuôn Ngọ người ta cũng gặp không ít những nghệ nhân trẻ tuổi nhưng tài năng và những tác phẩm khảm trai của họ khiến nhiều bậc cha chú phải nể phục. Đó là anh Nguyễn Văn Lăng, sinh năm 1980. Những tác phẩm của anh mang một phong cách riêng, bình dị, mộc mạc nhưng vẫn tinh xảo. Với bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt giải thưởng Tinh hoa làng nghề Việt anh xứng đáng là lớp nghệ nhân trẻ giàu lòng sáng tạo và tâm huyết với nghề.

Học nghề từ thuở còn thơ

Sự say mê ở thế hệ trước cứ thổi hồn vào những lớp đi sau. Ở làng Chuôn Ngọ có rất nhiều nam nữ thanh niên gắn bó với nghề cha truyền con nối này. Trẻ con trong làng sớm tiếp xúc với những khâu kĩ thuật trong làm nghề. Từ lúc học lớp 7, lớp 8, cứ nửa ngày đi học còn nửa ngày về nhà học cưa. “Đến cấp 3 thì anh nào cũng phải quen nghề”, nghệ nhân Trần Xuân Dũng bày tỏ. Trước kia cũng có rất nhiều người ở những làng lân cận, xã kế bên hoặc những địa phương khác tới Chuôn Ngọ này để học nghề. Cũng có nhiều lớp con cháu của làng ra Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu để vừa sản xuất và kinh doanh ngành nghề của cha ông để lại.

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 5

Chị em phụ nữ cũng làm nghề này

Con trai của nghệ nhân Trần Xuân Dũng là anh Trần Xuân Hùng sau khi học Trung cấp chuyên nghiệp ở Bắc Ninh cũng quay về làng kế tiếp nghề truyền thống của cha ông.

Nhờ bản tay vàng mà những mảnh trai, mảnh ốc trở thành những bức tranh vui tươi, sống động. Trước kia những nghệ nhân của Chuôn Ngọ khảm trai theo các tích truyện Tam Quốc và các truyện cổ như “Đào Viên kết nghĩa”, “Văn chương cầu hiền” hay những hình tượng ước lệ như: đào, tùng, mai, thông, cúc, trúc…Ngày nay, tngày nay để tài khảm trai đa dạng, phong phú để theo kịp thị trường như: Chùa Một Cột, Hạ Long, Huế, Sài Gòn hay các danh lam thắng cảnh trên thế giới, các danh nhân văn hóa thế giới, những vị lãnh tụ vĩ đại…

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 6

Con trai của nghệ nhân Dũng kế tiếp nghề truyền thống của cha ông

Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ được hình thành từ khoảng thế kỷ XI-XIII, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một tướng tài đời Lý gây dựng nên, cũng có lúc thăng trầm theo biến cố của thời đại. Giai đoạn chiến tranh, có lúc nghề tưởng như mai một, đến năm 1954, giải phóng miền bắc, xã khôi phục lại nghề khảm trai, sản xuất các sản phẩm khảm trai, sơn mài lên các sản phẩm gỗ dán xuất khẩu cho các nước Liên Xô, Ba Lan.... Tới những năm 80/XX, hàng khảm trai ốc của làng Môn Ngọ nhiều khi cháy không có bán. Vài năm gần đây kinh tế suy thoái nói chung cũng ảnh hưởn ít nhiều tới làng nghề. Song vẫn có hơn 90% số hộ trong làng làm nghề khảm trai. Thu nhập của người làm nghề cũng đạt từ 5- 7 triệu/tháng.

Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm - anh 7

Một bức tranh rồng tinh tế, công phu của nghệ nhân Xuân Dũng

Bà Nguyễn Thị Vui, từng là Chủ nhiệm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ cho biết. Sản phẩm khảm trai ở đây còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Đức, Nhật… Sản phẩm khảm trai của làng luôn “có giá” hơn các sản phẩm khác nhờ sự tinh xảo, có hồn trong từng đường nét. Đối với những hàng đặt như tủ chè, sập gụ khảm ốc giá tới 15-100 triệu đồng tuỳ theo chất liệu khảm, tủ chè gỗ trắc khảm ốc đỏ từ 80 triệu-200 triệu đồng hoặc có những chiếc sập gụ kích cỡ lớn có giá lên tới 2 tỷ đồng.

Những bức khảm trai tinh xảo không chỉ thể hiện được tính độc đáo, trí tuệ của những người nghệ nhân, mà còn phản ánh tính thời đại và tính hữu dụng cũng như tính thẩm mỹ. Để chống chọi với cơn khủng hoảng, người làng Chuôn Ngọ không chỉ làm ra những sản phẩm đắt tiền mà còn đa dạng và phân khúc người dùng từ mức cao cấp tới bình dân. Nghệ nhân trong làng chủ động cải tiến nhiều mẫu mã đa dạng, chế tác đồ trang trí, lưu niệm như hộp đựng tăm, khay trầu, bàn thờ, câu đối và bắt đầ kết hợp nhiều dòng tác phẩm chạm nổi xương ốc, trai cao cấp để tìm đường xuất khẩu ra nước ngoài.

>>> Xem thêm:

1. Tìm hướng khai thác hiệu quả Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

2. Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền

3. Người giữ lửa ở làng nghề nặn tò he có một không hai ở Việt Nam

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.