Cộng đồng fan K-pop liệu có thành 'một thế lực chính trị'?

(Ngày Nay) - Một số tín đồ K-pop đã nổi lên như những cộng đồng ngày càng tích cực tham gia đời sống chính trị Mỹ, nhưng nhiều người hâm mộ tại Hàn Quốc lại không muốn các nghệ sĩ dính líu tới vấn đề chính trị nước ngoài.

Cộng đồng fan K-pop liệu có thành 'một thế lực chính trị'?

Mới đây, cộng đồng fan hâm mộ nhóm nhạc BTS đã xuất hiện tại cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tulsa, họ tận dụng các cộng đồng trực tuyến và ứng dụng Tik Tok để khuyến khích cử tri tham dự sự kiện và quyên góp cho quỹ vận động.

Đầu tháng này, cộng đồng K-pop tại Mỹ đã tham gia vào các cuộc biểu tình trên mạng xã hội chống lại sự phân biệt chủng tộc và nạn lạm dụng bạo lực của cảnh sát. Ngoài ra, nhóm nhạc này cùng công ty quản lý đã quyên góp 1,2 triệu won cho quỹ "Black Lives Matter Global Network Foundation" để giúp chống nạn phân biệt chủng tộc.

Jung Duk-hyun, một nhà phê bình văn hóa Hàn Quốc cho biết, các ứng dụng mạng xã hội cung cấp một phương tiện hiệu quả để nhanh chóng lan truyền tiếng nói chính trị của cộng đồng fan và huy động sự ủng hộ.

Việc quyên góp cho phong trào Black Lives Matter phù hợp với BTS và các nhóm nhạc khác bởi nó nhắm vào mục đích xã hội và nhân đạo.

Quay trở lại cuộc vận động tranh cử có phần thất bại của Trump tại Tulsa, có một giả thuyết cho rằng chính cộng đồng fan BTS đã giả vờ quan tâm tới chiến dịch này và kêu gọi mọi người đăng ký mua vé nhưng thực chất không tới sân vận động để nghe diễn thuyết.

Chang Ju-yeon, một sinh viên 22 tuổi, nói rằng nhiều người hâm mộ Hàn Quốc ủng hộ các chiến dịch nhân quyền do BTS lãnh đạo, nhưng các ca sĩ không nên bị lợi dụng vì mục đích chính trị.

"Chúng tôi tự hào rằng BTS dẫn đầu những nỗ lực đó với tư cách là nghệ sĩ toàn cầu và muốn cùng nhau lên tiếng về các vấn đề phổ quát khiến mọi người đồng cảm với nhau.

Nhưng các nghệ sĩ nên tránh xa chính trị, vì một số người có thể lợi dụng sự nổi tiếng của họ cho mục đích cá nhân và cuối cùng nó sẽ quay trở lại để làm tổn thương họ", Chang cho biết.

Hôm Chủ nhật tuần trước, một bài đăng trên theqoo.net - trang web nổi tiếng dành cho người hâm mộ K-pop, đã đính kèm các bài viết của truyền thông Mỹ về sự gián đoạn trong buổi diễn thuyết

Mặc dù một số người dùng đã cổ vũ và đưa ra những bình luận ủng hộ, những người khác bày tỏ lo ngại rằng hành động sẽ làm tổn thương các nghệ sĩ và ngành công nghiệp K-pop.

"Có thể có sự khác biệt giữa những người hâm mộ về cách họ liên kết các ngôi sao của họ trong cuộc sống hàng ngày, vì một số người có thể xem cộng đồng fan trực tuyến của họ như một kênh độc quyền để chia sẻ sở thích và tình yêu của họ, còn những người khác tích cực sử dụng nó như một nền tảng rộng hơn để thể hiện chính họ", nhà phê bình Jung Duk-hyun cho biết.

Theo Reuters
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.