Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung'

Lễ cưới công chúa gồm có sáu lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ. Trong ngày đầu, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây nấm, 10 tấm lụa...
Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung'

Trong hai tối 1 và 3-5, chương trình lễ hội đêm Hoàng Cung đã được Ban Tổ chức Festival Huế phối hợp cùng Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức tại Đại Nội Huế.

Qua 6 lần tổ chức, đến nay đêm Hoàng Cung đã trở thành một chương trình “đinh” của lễ hội Festival Huế khi thu hút hàng ngàn du khách tham dự.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 1

Qua các kì lễ hội Festival Huế, chương trình đêm Hoàng cung luôn được hàng ngàn du khách chờ đón tham dự.

Để phục vụ du khách, lễ hội đêm Hoàng Cung năm nay được mở rộng ra nhiều điểm trong khu vực Đại Nội Huế với 15 hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 2

Nhiều chương trình nghệ thuật tái hiện "ký ức cung đình" ra mắt du khách trong đêm Hoàng cung.

Theo đó, du khách đến với đêm Hoàng Cung sẽ được chứng kiến cảnh đổi gác của cấm vệ quân trong lễ đổi gác tại Ngọ Môn. Trong khi đó, tại điện Thái Hòa là chương trình Âm sắc cung đình...

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 3

Các diễn viên tái hiện một nghi lễ cung đình thời triều Nguyễn.

Một trong những phần chính của đêm Hoàng Cung là chương trình Dạ yến tiệc cung đình được tổ chức tại điện Cần Chánh, phía sau điện Thái Hòa với chương trình nghệ thuật và ẩm thực cung đình xưa.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 4

Dạ yến tiệc trong đêm Hoàng cung với các món ẩm thực cung đình được nghệ nhân phục hồi đúng nguyên bản.

Đây là các món ăn có trong các buổi yến tiệc xưa được vua Nguyễn dùng đãi khách quý do nghệ nhân Hồ Thị Hoàng Anh phục hồi đúng với nguyên bản. Theo đó, du khách khi đến dự Dạ yến tiệc sẽ vừa xem các chương trình nghệ thuật cung đình vừa thưởng thức 6 món ăn gồm khai vị Gắp tư dùng với đồ chua; Hải sâm nấu tôm ba oản và rau củ; bánh khoai tía và bánh kê; gỏi gà Huế; vịt lọng-xôi hong và món bánh màu pháp lam.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 5

Ngoài thưởng thức ẩm thực cung đình, du khách còn được phục vụ các chương trình nghệ thuật truyền thống Huế.

Đặc biệt trong đêm Hoàng Cung, chương trình khiến nhiều du khách thích thú là cảnh tái hiện đám cưới công chúa triều Nguyễn. Theo sử sách, trước khi cử hành hôn lễ, vua Nguyễn sai Bộ Lại, Bộ Binh lập danh sách 5 người là con cháu và chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên để lựa chọn phò mã

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 6

Nghi lễ tái hiện đám cưới công chúa triều Nguyễn.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn được tái hiện khi công chúa và phò mã trong trang phục truyền thống cử hành đại lễ dưới sự chứng kiến của một vị quan được nhà vua chọn là chủ hôn. Lễ cưới công chúa gồm có 6 lễ, cứ mỗi ngày cử hành hai lễ. Ngày thứ nhất, gia đình phò mã sẽ đưa lễ vật vào cung gồm 1 con trâu, 1 con lợn, 2 mâm trầu cau, 2 vò rượu ngon, 2 cây nấm, 10 tấm lụa, 4 thỏi vàng, 1 đôi bông vàng, 1 mâm vàng, 1 chuỗi ngọc và 16 thỏi bạc. Tiếp đến có thêm 2 con trâu, 2 con lợn và 2 vò rượu để làm lễ Nạp thái và lễ Vấn danh.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 7

Để 'môn đăng hộ đối', vua Nguyễn đặt ra nhiều tiêu chí chọn phò mã như thông minh, có ngoại hình ưa nhìn và không bị tàn tật. Đặc biệt, phò mã phải là con, cháu hoặc chắt các công thần từ nhị phẩm trở lên. Hôn lễ sẽ được cử hành tại cung Trường Sanh .

Vào ngày thứ hai sẽ có lễ Nạp trưng, lễ Nạp cát với các lễ vật tương tự ngày thứ nhất. Ngày thứ ba được xem là ngày quan trọng nhất với lễ Điện nhạn và lễ Thân nghinh. Các lễ vật trong ngày này gồm có 2 hộp chỉ ngũ sắc, 100 đồng tiền, 2 con ngỗng nhốt trong hai lồng có dây đỏ buộc liền nhau. Ngoài ra còn có 100 đồng và hộp chỉ ngũ sắc tượng trưng cho sự giàu sang thịnh vượng..

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 8

Sau phần ngi lễ, phò mã và công chúa vào lễ ở bàn lễ Tơ hồng, 2 người cùng ăn chung mâm cỗ tơ hồng, uống rượu trong 2 chén được làm từ hai nửa của một quả bầu. Sau hôn lễ, phò mã được nhà vua ban một bộ triều phục tam phẩm và một số vật phẩm khác.

Ngoài các chương trình tái hiện “ký ức cung đình”, đêm Hoàng cung còn có ca múa nhạc truyền thống kết hợp mỹ thuật sắp đặt, triển lãm trưng bày, hoa đăng, đèn lồng và các hoạt cảnh vui chơi, ca hát, sinh hoạt hàng ngày của các hoàng tử và công chúa được tái hiện sinh động trong vườn Cơ Hạ... tạo nên một không gian huyền ảo, lung linh tại Đại Nội Huế vào dịp Festival.

Đám cưới công chúa triều Nguyễn làm nóng 'đêm Hoàng Cung' ảnh 9

Ngoài Dạ yến tiệc và đám cưới công chúa triều Nguyễn, đêm Hoàng cung còn có nhiều hoạt động nghệ thuật cung đình khác.

Theo báo CAND

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.