Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại

Vào lúc 17 giờ ngày 27-11 tại Pa-ri (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại
Tại kỳ họp lần 9 của Ủy ban Liên chính phủ công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có sự tham gia của 129 nước đã thông qua hồ sơ của đoàn Việt Nam về di sản dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh. Điều này đồng nghĩa với việc dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.
Trước đó vào năm 2010, Viện Âm nhạc Việt Nam đã kiểm kê dân ca Ví, Giặm.
Năm 2010: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa di sản này vào mục Di sản Văn hóa phi vật thể.
Ngày 24/11/2014: hồ sơ Ví Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam được Ủy ban Liên chính phủ công ước UNESCO xem xét để tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ngày 27/11, hồ sơ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được các thành viên thông qua.

Ví, Giặm là hình thức diễn xướng dân gian được người dân Nghệ Anh - Hà Tĩnh gìn giữ tới tận ngày nay. Ở những vùng mang dấu ấn di sản, trong sinh hoạt gia đình, trong lao động sản xuất, trong lúc nghỉ ngơi... bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu những làn điệu là minh chứng cho sự trường tồn của Ví, Giặm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến ví dặm không bị mai một như các nghệ thuật cổ truyền khác.

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại - anh 1

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được kết nạp vào câu lạc bộ Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại

Đặc trưng của dân ca Ví, Giặm là gắn với không gian và môi trường lao động; hát mang tính du hý vào dịp Lễ Tết; có tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái; tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm; tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xảy ra; tính chất tâm linh; tính giáo huấn; tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá; tính đa dùng.

Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 260 làng có thực hành dân ca Ví, Giặm, có 75 nhóm dân ca ví dặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên đang góp phần tích cực vào bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại này.

>>> Xem thêm:

1. Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”

2. Chuyện chưa kể ở làng nghề mưu sinh bằng vỏ trai, vỏ ốc gần 1000 năm

3. LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ III: Đập cánh giữa không trung ẵm giải thưởng đặc biệt

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.