Di sản Tây Nguyên đang mai một?

Voi chết mòn, nhạc cụ dân tộc bị mai một, không gian cồng chiêng mất dần, nghệ nhân kể sử thi thưa thớt... là những báo động cho việc bảo tồn di sản vật thể, phi vật thể của Tây Nguyên.
Di sản Tây Nguyên đang mai một?

Hàng năm, Nhà nước chi tiền tỷ cho công tác bảo tồn nhưng địa phương lại bảo tồn theo kiểu “nửa vời” làm các di sản này mất mát.

Nói đến Tây Nguyên, người ta không thể không nhắc đến voi - một biểu trưng cho sức mạnh và văn hóa Tây Nguyên. Nhưng cuộc sống những chú voi ở đây hiện giờ rất thê thảm. Voi rừng không còn rừng để sống, voi nhà hàng ngày phải nai lưng cõng khách du lịch kiếm tiền cho chủ và đang chết dần ngay khi còn ở tuổi trưởng thành.

Từ đầu năm đến nay, tại Đắk Lắk đã có 5 chú voi nhà bị kiệt sức chết, làm đàn voi nhà của tỉnh này giảm xuống còn 42 con. Trong khi đó, có nhiều chú voi rừng dính bẫy lâm tặc bị tử nạn trên đường đi kiếm ăn. Vào năm 2010, tỉnh Đắk Lắk đã lập dự án bảo tồn voi nhưng đến nay vẫn chưa xây được bệnh viện chữa trị cho voi.

Còn Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk không có lấy một chuyên gia chữa trị cho voi. Khi voi mắc nạn, trung tâm này phải mời những chuyên gia của nước ngoài đến giúp sức cứu voi. Đến năm 2013, tỉnh này tiếp tục phê duyệt dự án bảo tồn voi với kinh phí 85 tỷ đồng nhưng có lẽ khi voi chết hết thì họ mới xây được bệnh viện cho voi.

Di sản Tây Nguyên đang mai một? - anh 1

Cuộc sống những chú voi ở đây hiện giờ rất thê thảm (Ảnh minh họa).

Nhiều “vốn quý” khác của Tây Nguyên cũng đang mất mát khi địa phương làm bảo tồn theo kiểu “cho có việc để làm”. Trong đời sống hàng ngày của các bạn trẻ Tây Nguyên hiện đang dần thiếu đi những hoạt động biểu diễn, trình diễn văn hóa dân tộc. Nhiều nhạc cụ truyền thống độc đáo, đặc sắc của Tây Nguyên không còn mấy người trình diễn.

Hồn chiêng - hồn của núi rừng - giờ cũng phiêu tán vì người có khả năng chỉnh chiêng cũng thưa dần. Già làng K’Măng (người có tới gần 50 năm gắn bó với cây kèn Mơ buốt, ở xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) cho biết: Người trẻ giờ không còn thích nghe Mơ buốt nữa, chúng thích xem tivi, thích uống rượu hơn. Kèn Mơ buốt lại khó học, khó chơi nên chẳng ai màng đến chuyện học thổi kèn nữa. Ít sử dụng nên cũng chẳng còn mấy người biết làm kèn Mơ buốt. Trong cả tỉnh Đắk Nông, già làng K’Măng biết chỉ có 2 người còn làm được kèn Mơ buốt mà thôi.
Nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên như: cồng chiêng, đàn tơ rưng, đinh pắc, chiêng tre, đinh năm, sáo đinh buốt… hiện chỉ còn được trình diễn trên sân khấu trong ngày hội lớn. Già làng Rmăh Phép (ở xã Ia Bbor, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Ở thị xã Ayun Pa, số người biết chỉnh chiêng hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cũng có nhiều người tò mò, muốn học chỉnh chiêng nhưng đa số là theo kiểu truyền tay, chứ chưa có nhiều những lớp học để có thể truyền lại cho thế hệ sau. “Nếu chỉ học theo cách “cầm tay chỉ việc” như hiện nay thì rất khó để bảo tồn, phát huy giá trị của những bộ cồng chiêng. Bởi số lượng các nghệ nhân đang ngày càng ít đi, còn lớp trẻ thì chưa nắm bắt được”, già làng Rmăh Phép lo lắng.
Trong chiều dài phát triển, có nhiều người dân từ nơi khác đến Tây Nguyên sinh sống và lập nghiệp đã làm bản sắc văn hóa vùng đất này bị pha loãng dần. Sự biến đổi của đời sống xã hội đã kéo theo sự biến đổi nhiều nét văn hóa bản địa. Cũng có những đặc trưng văn hóa dần mất đi theo sự phát triển chung của đời sống.
Đa số bà con đồng bào thiểu số không còn sống tập trung trong những ngôi nhà dài, nhà rông mà sống đơn lẻ từng hộ một. Điều đó đã thu hẹp không gian sinh hoạt các loại hình văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh đó, thanh niên các dân tộc ngày nay cũng không còn tha thiết với vốn văn hóa dân tộc truyền thống nữa. Ban ngày họ còn mải đi làm rẫy, làm thuê kiếm sống. Tối về họ muốn nghỉ ngơi, giải trí bằng nhiều cách thức khác hiện đại hơn.
Dù không thể níu giữ hết vốn văn hóa khổng lồ của Tây Nguyên nhưng chúng ta phải giữ lấy những di sản đặc sắc cho vùng đất này. Để giữ được điều đó, những người làm công tác bảo tồn phải có đam mê, tâm huyết và thấu hiểu di sản văn hóa Tây Nguyên.

Theo Sài Gòn giải phóng

Xem thêm:

1. Nghệ nhân cuối cùng ở làng thủy tổ quan họ còn lưu giữ điệu Hừ La

2. Phát hiện quần thể hang động núi lửa lớn nhất Đông Nam Á tại Đắc Nông: Hướng đến công viên địa chất toàn cầu

3. Không gian văn hóa Mường: “Giấc mơ hồi sinh” nhà Lang

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.