Di tích Cố đô Huế: Phát lộ 2 cổng thành thời nhà Nguyễn

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế, hai chiếc cổng cổ ở Đông thành Thủy quan gắn với Kinh thành Huế vừa xuất lộ rất có giá trị. Những vị trí gắn với “cổng phụ” này từng được ghi lại trong cuốn Đại Nam Nhất thống chí, đây chính là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.
Chiếc cổng nhỏ này từng là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.
Chiếc cổng nhỏ này từng là nơi dùng đặt đại bác phòng thủ thời nhà Nguyễn.

Trung tâm BTDTCĐ Huế cho hay, cách đây hai năm, đơn vị đã khảo sát, kiểm tra hệ thống lô cốt, các công trình trên Thượng thành Huế và đã cho chụp ảnh lại hai cổng trái, phải ở Đông thành Thủy quan như báo chí vừa đề cập. Do trước đó bị nhà dân che lấp qua nhiều năm, nên đến khi nhà cửa bị giải tỏa, di dời, chiếc cổng nhỏ xuyên qua bờ tường dày bằng gạch của Kinh thành Huế bên phải Đông thành Thủy quan mới lộ ra một cách rõ ràng cạnh đường Xuân 68, khiến nhiều người qua lại bất ngờ...

Cũng theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, hai cổng nhỏ nằm ở bên trái và phải cầu Lương Y gắn với nơi đóng quân của lính bảo vệ Đông thành Thủy quan. Phòng Nghiên cứu Khoa học thuộc Trung tâm đã nghiên cứu tư liệu trong cuốn “Kinh thành Huế: Địa danh” năm 1933 của tác giả Léopold Michel Cadière ghi ở vị trí 121 là cửa trái và cửa phải của Đông thành Thủy quan.

Di tích Cố đô Huế: Phát lộ 2 cổng thành thời nhà Nguyễn ảnh 1

Theo Trung tâm BTDTCĐ Huế, đây là một công trình rất có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử.

Đầu năm 2020, Phòng Nghiên cứu khoa học thuộc Trung tâm BTDTCĐ Huế tiếp tục khảo sát lại hệ thống Thượng thành để hệ thống hóa các tên pháo đài và kho đạn, các cống thoát nước trên Thượng thành sau khi người dân đã di chuyển đến nơi ở mới theo đề án "Di dời dân cư khu vực 1, Kinh thành Huế".

Cùng với việc khảo sát, kiểm tra công trình trên Thượng thành, Trung tâm BTDTCĐ Huế lập các biển báo lưu ý về “vị trí cần thận trọng khi thu dọn, hạ giải”, sau đó cắm vào các cổng nhỏ ở trái, phải Đông thành Thủy quan như đã nêu, cùng nhiều vị trí khác.

Theo Tiền Phong
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.