Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An

(Ngày Nay) - Đền Hữu tại làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là di tích lịch sử Quốc gia đã được xếp hạng từ lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay trong khuôn viên của di tích này, một công trình được cho là chùa đang tiến hành xây dựng rầm rộ. Mặc dù sự việc đã được chỉ rõ là xâm phạm di tích quốc gia nhưng chính quyền địa phương dường như bỏ mặc cho sai phạm này?
Khuôn viên bảo vệ của Di tích Quốc gia Đền Hữu bị xâm phạm nghiêm trọng
Khuôn viên bảo vệ của Di tích Quốc gia Đền Hữu bị xâm phạm nghiêm trọng

Di tích Quốc gia bị xâm phạm

Đền Hữu tại làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia theo Quyết định số 299/QĐ-BVHHTTDL ngày 22/1/2009 với diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 8.382m2.

Năm 2017, di tích đã được điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích hơn  33.931m2. Ngày 01/4/2011UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục phân cấp quản lý di tích thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giao UBND huyện Thanh Chương quản lý di tích đền Hữu.

Theo báo cáo số 4211/BC-UBND.NV ngày 20/11/2019 của UBND huyện Thanh Chương, Đền Hữu thuộc xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương được Bộ VH,TT&DL xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009. Đền Hữu thờ Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576), nhân vật lịch sử thời Lê trung hưng. 

Hiện nay tại đền còn giữ được 3 toà thượng điện, trung điện và hạ điện cổ hơn 400 năm, 38 sắc phong do các triều đại phong kiến phong tặng, và rất nhiều cổ vật, di vật có giá trị. Đền cũng là một địa chỉ đỏ của phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931.

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 1

Công trình kiên cố được cho là chùa Linh Sâm được xây dựng ngay trong khuôn viên của Di tích Quốc gia đền Hữu mặc cho sự phản đối quyết liệt từ phía con em dòng họ Nguyễn Cảnh 

Trong thời gian vừa qua cạnh Đền có dự án (chưa có giấy phép) xây dựng chùa mang tên chùa Linh Sâm đã xâm hại vào khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích của Đền Hữu.

Cụ thể diện tích đất di tích Đền bị xâm chiếm là 4.125m2, cây cối trên diện tích này đã bị chặt phá (trong đó có 5 cây mít cổ thụ), đất đai đã bị san ủi. Việc xâm hại này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan của Đền, vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn các di tích theo Luật di sản Văn hóa.

Trước sự việc trên nhân dân trong vùng và con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh đã phản đối quyết liệt việc làm sai trái này và yêu cầu UBND xã Thanh Yên đình chỉ thi công.

Ngày 28/10/2019 UBND xã Thanh Yên đã có Thông báo số 42/TB-UBND thông báo đình chỉ thi công công trình chùa Linh Sâm. Nhưng thay vì đưa ra phương án xử lý công trình vi phạm do những yếu kém trong công tác quản lý gây ra, ngay lập tức UBND huyện Thanh Chương đã vội vã có Tờ trình số 291/TTr-UBND ngày 29/10/2019 xin phép điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ đền Hữu.

Chính quyền tiếp tay để xâm phạm di tích?

Vào đầu tháng 8/2019, có một số người tổ chức khởi công xây dựng chùa Linh Sâm trên diện tích khoảng 6.000 m2, nằm chồng lấn lên toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền khoanh vùng bảo vệ di tích. Việc thi công diễn ra công khai, rầm rộ, vị trí thi công cách trụ sở UBND xã Thanh Yên khoảng 1km. Phát hiện sự việc, đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh cấp báo lên UBND xã Thanh Yên, nhưng phải đến ngày 28/10/2019 (gần 3 tháng sau thời điểm thi công), UBND xã Thanh Yên mới ra công văn đình chỉ.

Được biết, hiện trên diện tích đất nói trên, đã xây dựng 6 công trình và một cổng tam quan dở dang, vật liệu tập kết ngổn ngang, đất đai bị cày xới. Theo đơn của đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh, những người làm chùa đã đào, chặt 6 gốc mít cổ thụ trong khuôn viên Đền Hữu. Việc khởi công xây dựng nói trên được tiến hành khi không có các thủ tục pháp lý về đất đai (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và xây dựng (giấy phép xây dựng), việc vận chuyển vật liệu còn làm hư hỏng đường vào di tích Đền Hữu. 

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 2

Quyết định đình chỉ thi công được dán ngay tại công trình đang xây dựng 

Theo UBND huyện Thanh Chương, chùa Linh Sâm là ngôi chùa có từ xưa tại Núi Ó, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, đã bị phá dỡ, nền chùa cũ đã trở thành nghĩa địa. Trên cở sở đơn của phật tử và ý kiến của chính quyền địa phương, Ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An đã chủ trì cuộc kiểm tra thực địa có một số sở, ngành liên quan tham gia (Sở TNMT, MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh…; một số phòng, ngành cấp huyện (Nội vụ, TNMT, Công an huyện, Ban Dân vận Huyện ủy, MTTQ huyện); đại diện chính quyền và một số cán bộ liên quan của xã Thanh Yên. Từ đó, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5198/UBND-NC ngày 26/7/2019 chấp thuận chủ trương thành lập chùa Linh Sâm, với người đại diện của cơ sở tôn giáo là ông Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu). Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 95 ngày 22/8/2019 về việc thành lập Chùa Linh Sâm.             

Trước đó, UBND xã Thanh Yên đã đề xuất vị trí xây dựng chùa tại khu đất nằm cạnh khu đất khoanh vùng bảo vệ di tích Đền Hữu. Theo báo cáo của UBND xã Thanh Yên thì đây là khu đất do UBND xã quản lý. Khu đất thuộc tờ bản đồ số 05, thửa đất số 163, diện tích khoảng trên 3.900 m2, theo bản đồ địa chính đo đạc năm 2014 xã Thanh Yên. Trong lúc các sở ngành đang kiểm tra, khảo sát vị trí đất để tham mưu cho UBND tỉnh thì chủ đầu tư đã triển khai xây dựng chùa ngay tại khu vực này.

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 3

Khuôn viên di tích đền Hữu trở nên nham nhở bởi việc xây dựng trái phép của công trình được cho là xây dựng chùa Linh Sâm 

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Cảnh Điền - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Yên - cho biết: Để chùa Linh Sâm xây chồng lấn lên vùng II khu vực bảo vệ di tích quốc gia Đền Hữu, do địa chính xã không có bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đền Hữu nên đã chỉ sai cho chủ đầu tư”. Như vậy có thể thấy cán bộ địa chính xã Thanh Yên đã trực tiếp chỉ đất cho nhà đầu tư. 

Theo phản ánh của người dân, trước thời điểm xây dựng chùa nhiều tháng, ông Lê Hồng Long - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên (nay là Bí thư Đảng ủy xã) đã trực tiếp về họp dân xóm Yên Quang, tuyên truyền về việc thành lập chùa. Ngày khởi công xây chùa, ông Long và nhiều cán bộ địa phương cũng có mặt, tham gia lễ cúng.  

Đến khi có phản ánh, phản ứng của người dân, dòng họ Nguyễn Cảnh, UBND xã Thanh Yên đã rất chậm trễ, để cho thi công gần 3 tháng rồi mới ra quyết định đình chỉ.   

Theo Phòng Quản lý di sản - Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An, việc xây chùa Linh Sâm trên đất di tích Đền Hữu là vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.