Giữ 'lửa' cho nghệ thuật hát nhà tơ, hát múa cửa đình

(Ngày Nay) - Vừa qua, Liên hoan Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh lần thứ nhất đã diễn ra. Đây cũng là hoạt động khép lại bước đầu dự án nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh với những kết quả rất đáng ghi nhận của những người tham gia dự án 2 năm qua.
Nghệ nhân Lê Thị Lộc (người đánh đàn) trong một tiết mục hát nhà tơ, hát múa cửa đình. Ảnh: Long Vũ
Nghệ nhân Lê Thị Lộc (người đánh đàn) trong một tiết mục hát nhà tơ, hát múa cửa đình. Ảnh: Long Vũ

Không gian văn hoá hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh trải rộng ở các vùng ven biển như Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái; tuy vậy thời gian mai một đã khiến hiện nay không phải nơi nào cũng còn nhiều nghệ nhân lưu giữ, có thể trình diễn di sản này. Vì vậy mà thật đáng quý khi liên hoan đã thu hút tới 104 diễn viên thuộc 4 CLB văn nghệ dân gian ở tất cả các địa phương có di sản tham gia.

17 tiết mục tham gia là không nhiều, cũng chỉ xoay quanh 2 thể loại là hát và múa nhưng các CLB đã làm phong phú nội dung trình diễn bằng hát đơn, hát đôi, tốp ca, đồng ca bằng các giọng khác nhau, múa cũng đa dạng với múa dâng hương, dâng hoa, dâng đèn và múa bông… Sự nhiệt tình của nghệ nhân cũng rất đáng quý khi người xem biết rằng, trừ số ít nghệ nhân quá già, yếu thì nhiều nghệ nhân cao tuổi đã tham gia hết mình, như cụ Đặng Thị Tự đã hát tới 3 lần, rồi cụ Trương Thị Phượng, cụ Hoàng Thị Thảo, Nguyễn Thị Từ. Không những thế, họ cũng là “linh hồn” của những phần trình diễn được đánh giá cao nhất tại Liên hoan…

Nghệ nhân Lê Thị Lộc, ở thôn Nam, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh là cái tên quen thuộc được nhiều người dân trong vùng biết đến, bởi bà là người đã dành cả cuộc đời gắn bó với nghệ thuật hát nhà tơ, hát múa cửa đình – nét văn hóa đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Quảng Yên, năm 18 tuổi, bà Lộc lấy chồng, theo chồng ra mảnh đất Vạn Ninh sinh sống. Từ lúc về làm vợ, bà được mẹ chồng cho đi xem những canh hát nhà tơ, hát múa cửa đình ở những đình, chùa tại địa phương. Lâu dần, tình yêu và sự đam mê nghệ thuật đã ngấm vào máu của bà. Bà coi hát nhà tơ, hát múa cửa đình như một cơ duyên may mắn đến với mình.

Nói về ý nghĩa của lối hát nhà tơ, hát múa cửa đình, nghệ nhân Hoàng Thị Thảo (80 tuổi) - mẹ chồng của bà Lộc cho biết: “Hát nhà tơ, hát múa cửa đình bắt nguồn từ ca trù Việt Nam. Cũng với những ca nương, trống trầu, phách và đàn đáy, nhưng ở hai loại hình này có nhiều khác biệt, mang lại những đặc trưng nghệ thuật riêng. Nếu như ca trù, người cầm trầu là người chỉ huy buổi hát thì ở hát nhà tơ, hát múa cửa đình, người hát lại là chủ công, trống trầu chỉ phụ đệm theo người hát. Một sự khác biệt rõ nét nữa đó là hát nhà tơ, hát múa cửa đình có múa dâng hương, dâng hoa, dâng nến lên các vị thần và không gian múa chỉ diễn ra tại các đình làng trong ngày hội đầu Xuân. Mỗi kép hát thường có 5 người, trong đó có một kép đánh đàn đáy, một quan viên đánh trống chầu và 3 đào nương thay nhau hát”.

Năm 2015, bà Lộc được tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vì đã có thành tích xuất sắc trong bảo tồn và phát triển nghệ thuật hát nhà tơ, hát múa cửa đình. Cũng trong năm đó, nghệ thuật này lọt vào tốp 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cần được bảo tồn và phát huy. Tin tưởng rằng, với những đóng góp quan trọng, tâm huyết của nghệ nhân Lê Thị Lộc và các hội viên câu lạc bộ hát nhà tơ, hát múa cửa đình ở xã Vạn Ninh, loại hình nghệ thuật này sẽ ngày một được bảo tồn và phát huy trong thời gian tới.

Đây là hoạt động cuối cùng của dự án Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát nhà tơ - hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh do Hội VNDG tỉnh làm chủ đầu tư. Và khó khăn về kinh phí mà các cán bộ dự án phải đối mặt không phải chỉ là khi tổ chức liên hoan. Tuy vậy, nhiệt tình và trách nhiệm, các cán bộ Hội đã phối hợp với Sở VH-TT&DL từng bước thực hiện trong suốt 2 năm qua.

Để nhân rộng số người có thể trình diễn loại hình di sản này, dự án đã mở những lớp bồi dưỡng về hát nhà tơ - hát, múa cửa đình, dạy chơi các loại nhạc cụ gắn liền với di sản (đàn đáy, trống, phách) tại Hạ Long và các vùng có di sản cho hơn 100 người và sang cả Trung Quốc để giao lưu, trao đổi với những nghệ nhân gốc Việt. Dự án cũng hướng dẫn các địa phương xây dựng các CLB hát nhà tơ - hát, múa cửa đình, trang bị đàn đáy, trống chầu, phách và một số trang phục cho các CLB. Hiện nay, cả 4 nơi là Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Móng Cái đều đã duy trì được hoạt động của các CLB này.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.