Gò Đống Đa trở thành Di tích quốc gia đặc biệt

Trong số 11 di tích quốc gia đặc biệt dịp này được xếp hạng, Hà Nội có thêm ba di tích nổi bật là Gò Đống Đa.
Gò Đống Đa trở thành di tích quốc gia đặc biệt.
Gò Đống Đa trở thành di tích quốc gia đặc biệt.
Ngày 24/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký Quyết định số 1820/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 9.
Hà Nội có ba di tích quốc gia đặc biệt là Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu, huyện Phúc Thọ, Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So và Gò Đống Đa.
Gò Đống Đa nằm trên phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Di tích gắn liền với chiến thắng lừng lẫy của nhà Tây Sơn đại phá quân Thanh xâm lược trong trận Ngọc Hồi-Đống Đa.
Gò Đống Đa trở thành Di tích quốc gia đặc biệt ảnh 1

Tái hiện chiến thắng năm xưa trong lễ hội Gò Đống Đa.

Tương truyền sau khi chiến thắng vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 hố rộng lấp đắt chôn và đắp cao gọi là Kình nghê quán, ám chỉ quân xâm lược. Năm 1851 trong quá trình mở đường, đào chợ nên gom hài cốt từ 12 gò vào hố cao nối liền với núi Xưa thành Gò Đống Đa ngày nay.

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống ĐA, Hà Nội mở Công viên Văn hóa Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc lịch sử ghi nhớ công ơn của Quang Trung-Nguyễn Huệ với tổng diện tích hơn 21 nghìn m2 chia làm hai khu vực-khu vực tượng đài nhà trưng bày và khu vực gò. 
Sáng mồng 5 Tết hàng năm nhân dân đổ về gò Đống Đa ôn lại chiến thắng năm xưa trong Lễ hội Đống Đa.

Đình So ở huyện Quốc Oai được đánh giá là một trong những ngôi đình đẹp nhất Xứ Đoài, xây dựng năm 1673 thờ Tam vị Đại Vương là tướng nhà Đinh có công giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.

Gò Đống Đa trở thành Di tích quốc gia đặc biệt ảnh 2

Nhóm Đình Làng Việt tái hiện tết xưa ở đình làng So.

Kiến trúc đình được đánh giá là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc mẫu mực nhất. Hiện nay đình có kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc trên diện tích 1.100 m2, với tất cả tòa ngang dãy dọc gồm 55 gian, 64 cột lớn nhỏ.

Hiện dân làng còn giữ được hơn 40 đạo sắc phong thần từ năm 1601 đến năm 1924 cùng nhiều hoành phí, câu đối cổ. Đình Làng So một năm có ba lễ lớn: Lễ hội từ mừng 8 đến 10 tháng 2 âm lịch, lễ khao quân 10/7 âm lịch, lễ Thánh hóa 10/12 âm lịch.
Đình Tường Phiêu được xem là một công trình kiến trúc hiếm vào đầu thế kỷ 17, được tu sửa dưới thời vua Lê Dụ Tông thế kỷ 18. Theo phân tích của TS. Nguyễn Hồng Kiên, kết cấu kiến trúc và chi tiết trang trí có nhiều niên đại khác từ đầu thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 17, sang thế kỷ 17 và cả 19.
Gò Đống Đa trở thành Di tích quốc gia đặc biệt ảnh 3

Kiến trúc hiếm thấy của đình Tường Phiêu.

Không chỉ kết cấu ở kiến trúc mà các chi tiét trang trí, đề tài trang trí cũng cho thấy phong cách niên đại của đình. Các trang trang trí của đầu thế kỷ 17 ở Tường Phiêu là hình rồng lân và một vài đề tài khác.

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: