Hà Giang, mùa nước đổ...

Ở Hà Giang, mùa nào cũng đẹp. Thật vậy, nếu như tháng 10, đất trời Hà Giang chìm trong sắc màu của hoa tam giác mạch; khi Tết đến, hoa đào, hoa mận thi nhau khoe sắc bên tường đá mỗi gia đình người Mông thì vào mùa hè, Hà Giang mùa nước đổ tới, những thửa ruộng bậc thang trũng nước in màu trời kéo dài vô tận khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt, sức hấp dẫn của Hà Giang đến từ những bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của người Mông - một tộc người có bản sắc vô cùng độc đáo.
Hà Giang, mùa nước đổ...

Lớn cùng đá, chết trong đá

Trong các tộc người phía Bắc Việt Nam, người Mông là một sự tồn tại đặc biệt, là ví dụ điển hình của sự thích nghi và sinh tồn. Đúng như câu dân ca Mông: “Loài cá sống ở nước /Loài chim bay trên trời/Người Mông sống ở núi”, người Mông ở Hà Giang thích nghi với đời sống trên các dãy núi cao từ 800m đến 1.700m so với mặt nước biển, trong điều kiện khó khăn nhưng cũng hùng vĩ và thơ mộng.

Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 3 thế kỷ trước, người Mông (hay còn gọi là H’Mong, Mèo) bị truy đuổi bởi người phương Bắc nên dạt về phương Nam là vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người Mông ở Hà Giang có số dân đông nhất chiếm trên 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Không gian sống của người Mông luôn là câu hỏi lớn đối với nhiều người. Tại sao họ lại chọn sống nơi lưng trời? Tại sao họ không di cư xuống vùng thấp hơn? Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc người Mông sống trên đỉnh núi là một sự lựa chọn tất yếu của lịch sử. Bởi khi họ di cư đến, những nơi thuận tiện cho canh tác và sinh hoạt đều đã có chủ. Người Mông đến sau buộc phải chọn ở đỉnh núi cao. Nhưng ngay cả sau này khi được lựa chọn, nhờ thích nghi điều kiện tự nhiên cộng thêm bản tính kiêu hãnh, độc lập mà người Mông đời đời vẫn bám trụ trên những đỉnh núi, quyết không rời bỏ quê hương, dòng tộc.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến – tác giả của cuốn sách “Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông”, cho rằng: “Sống trên các đỉnh núi, người Mông với thói quen lâu đời đã chiếm dụng những nơi có địa hình cao nhất mà họ di cư đến. Ở Việt Nam, người Mông chính là chủ nhân của những đỉnh núi cao nhất, mà tôi gọi là nóc nhà của Việt Nam”. Bởi vậy, người Mông có câu tục ngữ: “Không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông”, cho dù là đỉnh Tây Côn Lĩnh sừng sững giữa trời cũng sẽ in dấu chân người Mông.

Tập quán canh tác trong những hốc đá nằm trên những triền núi dựng đứng cao chót vót vừa là một minh chứng hùng hồn và sống động cho khả năng thích nghi tuyệt vời vượt ngoài sức tưởng tượng của người Mông với điều kiện hiện tại để duy trì cuộc sống. Sự thông minh, tư duy logic, và khả năng lao động bền bỉ trong tập quán canh tác này khiến các nhà nghiên cứu cũng như du khách thán phục. Có chứng kiến phụ nữ Mông cõng từng gùi đất băng lên ngọn núi cao để đổ vào những hốc đá mới biết trong từng hạt ngô đã thấm đẫm biết bao mồ hôi nước mắt của tộc người này.

Tri thức và kỹ thuật thổ canh hốc đá của các dân tộc thiểu số ở cao nguyên đá Hà Giang được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lập hồ sơ đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012. Chẳng những vậy, để ngăn nước, giữ đất sau những trận mưa, người Mông còn đem cây sa mộc từ rừng về để trồng ở bản làng. Đây là một loại cây chịu được nắng gió, khô hạn, rét buốt mọc lên từ đá nên vô cùng rắn chắc.

Khi trò chuyện với các vị khách phương xa, những bô lão người Mông thường tự hào mà nói rằng: “Con trai Mông trưởng thành phải biết cày nương, thổi khèn và xếp hàng rào đá”. Thật vậy, ở Hà Giang, địa hình 80% là đá. Đá trong lòng đất, đá chạm bước chân, đá đứng sừng sững, đá cao tới trời. Những dãy núi cao mấy trăm mét toàn đá chồng đá, dựng đứng, xám ngắt, nối tiếp nhau trải dài như vô tận. Bởi vậy mà với người Mông, đá là một phần của cuộc sống, của linh hồn, đúng như câu hát “sống trong đá chết nằm trong đá”. Trẻ con lớn lên cùng với đá, người già chết đi nằm trong đá.

Vẻ đẹp say đắm mùa nước đổ

Tháng 6, khi lúa chiêm đã trổ bông vàng óng khắp cánh đồng ở dưới xuôi, thì trên các thửa ruộng bậc thang ở Hà Giang chỉ toàn là nước. Người Mông bảo, đây là Hà Giang mùa nước đổ. Mỗi năm, người Mông chỉ trồng độc một vụ lúa là vụ mùa, thu hoạch vào tháng 9. Cứ khi tháng 5 chuyển mình sang tháng 6, khi xuân vắt sang hè cùng những cơn mưa lớn, nước đổ từ ruộng cao sẽ đổ xuống ruộng thấp, cứ thế tạo thành “tháp nước” kéo dài từ đỉnh đến chân núi xa tít tắp. Mùa nước đổ kéo dài đến hết tháng 7 nhưng vào tháng 5 – tháng 6, khi mùa cấy bắt đầu là đẹp nhất.

Hà Giang, mùa nước đổ... ảnh 1

Thật khó mà diễn tả hết những cung bậc cảm xúc khi đứng ở độ cao, nhìn xuống những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước. Sau mùa cày ải đất, nước được dẫn từ đỉnh núi xuống, theo những mương nước dẫn những dòng nước mát lành đổ vào từng tràn ruộng. Cứ thế, màu nước bạc hòa lẫn màu vàng của đất, tạo nên một gam màu sóng sánh, sóng sánh… Dưới nắng sớm ban mai, hay nắng chiều nghiêng soi, hay trong những ngày mây phủ, những tràn ruộng bậc thang mùa đổ nước đều đẹp một cách thơ mộng.

Vào mùa nước, người Mông không chỉ trồng lúa, họ còn trồng ngô khắp trên cao nguyên đá. Mùa này mưa nhiều, ngô lớn nhanh như thổi. Nhiều bạn trẻ, lần đầu đặt chân tới Hà Giang đã vô cùng ngạc nhiên, thích thú khi nhìn thấy ngô bạt ngàn trên núi, xen lẫn đá trải từ trên đỉnh xuống tận dưới chân và nói đùa với nhau: Người Mông tài nhỉ, trồng ngô cả trên đá. Vào mùa nước đổ, thời tiết mát mẻ. Những cơn mưa rào bất chợt giữa đất trời núi non trập trùng khiến lúc nào bạn cũng phải khoác một chiếc áo mỏng. Đến với một Hà Giang mùa nước đổ không chật chội bởi khách du lịch mùa lễ hội lại còn được thỏa thích hòa mình vào đất trời bao la cùng ngàn bức ảnh đẹp “không góc chết”.

Đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng đất địa đầu Tổ quốc, chẳng cái vui nào hơn vụ mùa bội thu. Thế nên người Mông “nghiên cứu” tỉ mỉ lắm, làm thế nào để vào mùa nước đổ phải căn được nước trên ruộng vừa đủ để gieo hạt, khi nào phải tháo bớt nước đi để thóc bám đất nảy mầm. Mùa nước đổ đến, người dân vùng này lại nô nức đi đắp đập, ke bờ, chuẩn bị dẫn nước chuẩn bị cho vụ mùa mới. Cùng với nước mưa, họ nối những ống nứa từ trên núi để dẫn nước vào ruộng giúp ngâm đất trước khi gieo hạt. Người Mông kể, họ phải canh trời mưa để đi làm đồng, kể cả mưa vào buổi tối bởi như vậy mới có thể giữ nước ở các bậc ruộng vừa đủ, mới trồng được lúa, mới có cái để ăn.

Mùa nước đổ đến cũng là khoảng thời gian nghỉ hè của các bạn nhỏ dân tộc Mông. Ngoài việc phải giúp đỡ bố mẹ công việc vặt ở nhà, các bạn thường đi hái hoa, kết vòng, thổi khèn sáo và cười vang khắp nẻo đường. Những bạn nhỏ vùng cao, dù hằn lên khuôn mặt nét khắc khổ của cuộc sống nhưng luôn nở nụ cười tươi rói, giọng nói trong trẻo và vẫy tay xin chào đầy cảm mến với những người miền xuôi ghé qua chơi. Vẻ đẹp thuần khiết này là thứ lưu luyến nhất khi rời Hà Giang mùa nước đổ về lại phố thị chật chội, xa xôi.

Theo Lao động Thủ đô
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.