Hành trình về với rừng

[Ngày Nay] - Tôi luôn dành thời gian cuối năm cho một chuyến đi nào đó. Và năm nay, thêm một lần nữa, tôi về với rừng.
Nghỉ ngơi bên dòng suối.
Nghỉ ngơi bên dòng suối.

Những cơn mưa lạnh phả xuống đường phố giữa thủ đô nhuốm một màu xám xịt. Ngồi thu mình trong quán cà phê nhấp từng ngụm trà nóng mong cho người ấm lên. Ngoài khung cửa kính kia, cái lạnh tê tái đang tìm cách len lỏi vào mọi nơi. Tôi bỗng nhớ hơi sương, nhớ cái nắng vàng như rót mật giữa cánh rừng già, nhớ ánh trăng sáng vằng vặc của đêm cuối năm. Tôi nghe nghe mình nhớ rừng.

“Heo hút cồn mây”…

Đích đến của chúng tôi lần này là đỉnh Kỳ Quan San. Với độ cao 3046m so với mặt nước biển, Kỳ Quan San được đánh giá là một trong bốn đỉnh cao nhất của Việt Nam. Kỳ Quan San hay còn được biết đến là Bạch Mộc Lương Tử thuộc dãy Kỳ Quan San nằm ở biên giới hai tỉnh là Lào Cai và Lai Châu. Vì nằm tiếp giáp nên đường đi tới đây có nhiều hướng. Một là từ Mường Hum (Lào Cai), hai là Tam Đường (Lai Châu). Riêng chúng tôi thì lựa chọn con đường thứ ba, đi từ Sàng Ma Sáo thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Dù trong rừng có đường mòn nhưng chúng tôi vẫn cần bạn đồng hành dẫn đường là một người bản địa am hiểu đường đi. Bởi trong rừng, sẽ có nhiều ngã rẽ đường mòn khác của dân đi rừng, không cẩn thận là dễ dàng đi lạc.

Hành trình về với rừng ảnh 1

Chuẩn bị bữa sáng bên dòng suối ở độ cao 2.100m so với mực nước biển.

Tiếp đãi chúng tôi ngay từ những giây phút đầu tiên là con dốc đường đất dưới cái nắng mùa đông rực rỡ của bản làng thuộc xã Sàng Ma Sáo. Rồi tiếp đến, chúng tôi bước vào khu rừng tre thẳng tít tắp, qua rừng thảo quả với những hương thơm dễ chịu, vừa lạ vừa quen mà càng cố hít ngửi lại càng thấy xa xôi, qua rừng Đỗ Quyên đang ươm nụ chi chít chờ ngày bừng nở… Những tiếng thở dồn vì mệt.

Thời tiết cỡ 10 độ C nhưng ai nấy đều chỉ mang đúng một chiếc áo giữ nhiệt trên người vì sức nóng cơ thể sau một thời gian vận động. Mỗi đoạn nghỉ tiếp sức, chúng tôi tranh thủ nạp năng lượng rồi nhanh chóng tiếp tục hành trình khám phá của mình. Bởi theo kinh nghiệm, nếu nghỉ lâu, sẽ dễ chùn chân mỏi gối. Quả là chuyến đi không dành cho những người yếu đuối. Không chỉ phải chỉ chuẩn bị một sức khỏe tốt, mà tâm lý cũng phải vững vàng.

Hành trình về với rừng ảnh 2

Uống trà, đón bình minh nơi núi Muối.

Bởi hành trình này, ngoài những cung đường đẹp đẽ thơ mộng trong những khu rừng già như rừng Đỗ Quyên, rừng Thảo Mộc, rừng Mắc Khén, những con suối róc rách… thì còn có những đoạn đường hẹp mà ngay bên cạnh là vách núi, có đoạn lại dốc đá như dựng đứng. Và tất nhiên, bạn sẽ leo núi với đủ mọi tư thế, khi thì đu dây như khỉ,  khi lại bò, nằm, trượt đi… Tôi không chắc bạn sẽ cảm thấy mệt tới mức nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng, phía trước đúng là thiên đường. Trong những cung đường leo núi mà tôi đã từng, có lẽ chưa cung đường đi rừng nào mà lại đẹp như thế này.

Hành trình về với rừng ảnh 3

Băng giá trên những cành cây ngọn cỏ.

Nấc thang lên…thiên đường

2100m, 2600m, 2800m… và rồi là 3046m so với mặt nước biển. Như những nấc thang tới thiên đường. Đỉnh Kỳ Quan San là đây. Chúng tôi đang đứng trên mây, đi bộ trên mây.

30km đường rừng đã đưa những bước chân tôi đi hết từ cảm xúc này tới vỡ òa kia. Quả là bồng lai tiên cảnh vốn được những người đi trước kháo nhau.

Xuất phát từ 6h sáng, 23h đêm chúng tôi mới về tới lán nghỉ ở độ cao 2100m. Vì cung đường khó khăn và mất sức hơn so với tính toán nên tiến độ bị lệch đi nhiều. Không cơm tối, năng lượng cung cấp cho chúng tôi giờ đây chỉ còn là ít socola và nước nóng nhưng cũng đã cạn dần.

Hành trình về với rừng ảnh 4

Quả rừng, có vị hơi chua chua.

Nhiệt độ ngày và đêm ở đây chênh nhau rất lớn. Trời càng về đêm càng lạnh. Dù người đi bộ leo núi rất nóng, nhưng chỉ vừa dừng nghỉ là cơ thể đã nhanh chóng cảm nhận cái lạnh. Tiếng gió rít, tiếng thở dồn vì mệt. Nhưng trăng trên đầu lại sáng vằng vặc. Nhiều đoạn, trăng sáng gần như chúng tôi không phải dùng tới đèn pin. Rồi cứ thế, chân người sau tiếp chân người trước, chúng tôi bám nhau xuống núi. Ở đoạn lặng gió, chúng tôi nằm ra nghỉ ngơi và ngắm nhìn cảnh vật. Cảnh sắc huyền ảo, liêu trai.

Nhiều người nói: đi để thêm yêu quê hương đất nước mình. Câu nói quen thuộc tưởng như sáo rỗng, sách vở, nhưng lại rất chân thực. Bởi mỗi nơi đặt chân tới, chúng ta được khám phá không chỉ mảnh đất mà còn con người nơi đó. Ở đó có văn hóa, bản sắc rất riêng và thú vị. Thậm chí, tim bạn đôi khi sẽ run lên vì một sự thương cảm nào đó nhỏ xinh. Nhưng tất thảy, đều là đi để thấy, thấy để cảm, và rồi để yêu thương.

Hành trình về với rừng ảnh 5

Những tấm biển báo của sự tử tế.

Hay đơn giản, như hành trình về rừng lần này của chúng tôi, ngoài trải nghiệm ăn rừng, ngủ rừng của chúng tôi cùng người dân, thì mỗi hành động đẹp mà chúng tôi bắt gặp trên hành trình cũng như những nụ cười mến khách của người dân nơi đây vậy. Những nụ cười trong veo của bọn trẻ, lời chào hỏi thăm của người đi rừng sẽ xua tan những mệt mỏi và làm ấm lại mình giữa cái lạnh mùa đông của núi rừng Tây Bắc.

Những câu nói như “Rừng không cần rác”, “Bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi của chính mình” hay “Hãy để những người đến sau bạn thưởng thức những gì mà bạn đã từng thưởng thức” là những thông điệp mà chúng tôi bắt gặp trên đường đi rừng. Chúng xuất hiện từ lạ thành quen. Đôi khi, chỉ cần như vậy thôi, cũng dấy lên trong ta một trách nhiệm, một tình cảm tốt đẹp.

Không biết với mọi người thì thế nào, nhưng với cá nhân mình, tôi nghĩ, mỗi một nơi trên đất nước đều được coi là di sản. Và khi ta gọi tên, chúng trở nên đặc biệt hơn. Chuyến đi này, chúng tôi gọi tên Kỳ Quan San!

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.