Hành trình vượt ngục của các chiến sỹ cách mạng kiên trung

 Những chiến công vang dội của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX có sự góp sức của biết bao thế hệ tù chính trị từng bị giam trong các “địa ngục trần gian”. Không chịu chết mòn nơi ngục tù thực dân, đế quốcấy, những chiến sĩ cách mạng kiên trung quyết tâm trở về với cách mạng, với nhân dân bằng những cuộc vượt ngục quả cảm.

Bài điếu Bác Hồ viết cho người chiến sĩ cách mạng hi sinh khi vượt ngục

Tại cuộc trưng bày “Khát vọng tự do” đang được tổ chức tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), công chúng được đọc lại những vần thơ xúc động Bác Hồ đã viết cho chiến sĩ cách mạng Quý Quân, người bị kẻ thù giết hại khi tổ chức vượt ngục tại nhà tù Sơn La năm 1940.

Hành trình vượt ngục của các chiến sỹ cách mạng kiên trung ảnh 1

Hình ảnh các chiến sỹ bị giam cầm được tái hiện trong trưng bày “Khát vọng tự do”

Đồng chí Quý Quân tên thật là Đàm Văn Lý (1915 - 1940), quê ở xóm Nà Nghiềng, xã Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. Ông từng là Châu ủy viên Châu Hà Quảng (1936 - 1938), Phó bí thư Châu ủy Hà Quảng (1939 - 1940), có nhiều đóng góp trong phong trào cách mạng của tỉnh Cao Bằng và đất nước.

Đầu năm 1940, do hoạt động ráo riết của mật thám, ông Quý Quân bị thực dân Pháp bắt, giam và đày đi nhà tù Sơn La. Năm 1942, ông đã tổ chức vượt ngục nhưng bị bắt lại, bị chặt đầu bêu trước cổng nhà tù Sơn La ba ngày để uy hiếp tinh thần tù nhân.

Cảm phục trước tấm gương chiến đấu dũng cảm và sự hi sinh anh dũng của chiến sĩ cách mạng Quý Quân, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã viết bài Điếu đồng chí Quý Quân đăng trên báo Việt Nam Độc Lập, số 116 ngày 21/1/1942:

“Mấy người chí sĩ với nhân dân
Vì giống vì nòi phải bỏ thân
Một tấm trung thành soi nhật nguyệt
Mấy phen oanh liệt rạng tinh thần
Tranh đấu dốc lòng đền nợ nước
Hy sinh quyết chí cứu nhân dân
Một thiên châu lệ hồn đồng chí
Muôn thuở giai truyền tiếng Quý Quân”.

Vượt ngục là hình thức đấu tranh cao nhất, người tù có thể bỏ mạng nơi rừng thiêng, nước độc; làm mồi cho thú dữ hay bị nhấn chìm giữa mênh mông biển cả. Nhưng những khó khăn đó chẳng thể ngăn nổi những trái tim khát khao tìm đến tự do. Trong chốn “địa ngục trần gian” Hỏa Lò, Sơn La, Côn Đảo, Trại giam tù binh Phú Quốc, kẻ thù cho thi hành chế độ sinh hoạt và lao dịch hà khắc, với mục đích dùng sự khổ ải để khuất phục ý chí những người Việt Nam yêu nước. Không hề nao núng, buông xuôi, các chiến sĩ cách mạng vẫn quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục táo bạo, như những cánh chim khao khát tự do, bay đến vùng ánh sáng cách mạng. Câu chuyện về đồng chí Quý Quân là một trong nhiều câu chuyện cảm động về những chiến sĩ cách mạng không chịu chết mòn nơi ngục tù thực dân, đế quốc, khao khát trở về với cách mạng, với nhân dân và quyết tâm thực hiện những cuộc vượt ngục đầy táo bạo và quả cảm.

Ký ức của người khởi xướng phong trào đào hầm vượt ngục tại trại giam tù binh Phú Quốc 

Ông Nguyễn Hà Long là người khởi xướng phong trào đào hầm vượt ngục tại phân khu A2, trại giam tù binh Phú Quốc đêm 19/1/1969. Với ông, những tháng ngày gian khổ mà thiêng liêng ấy mãi không thể nào quên.

Tháng 11/1967, gần 40.000 tù binh bị đưa ra nhà tù Phú Quốc. “Tại đây, chúng tôi cũng kỷ niệm ngày thành lập Đảng, tự nhiên và thật tự hào. Gần một năm sau, tháng 8/1968, sau nhiều vụ vượt ngục “lành ít, dữ nhiều”, mọi người nhất trí cùng nhau tổ chức cuộc vượt ngục bài bản. Đồng chí Nguyễn Trọng Dư vốn có nghề cơ khí, được giao nhiệm vụ làm xẻng đào sâu vào lòng đất để vượt ngục. Từ cà mèn, ca uống nước, anh làm ra những chiếc xẻng bé xíu. Từ dây thép gai, anh đem về nắn thẳng, đan thành nắp hầm. Đêm đêm, anh em chia nhau, người chui xuống đào, người đứng canh kẻo địch phát hiện, những đường hầm ngày càng vươn ra, như những cánh tay đang vươn tới tự do. Cách đào hầm cũng phải tổ chức, phân công kỹ lưỡng: Cứ 3 người 1 ca, người thứ nhất đào, người thứ hai chuyển đất vào túi làm bằng ống quần xé ra, người thứ ba dùng dây kéo ra ngoài. Cứ 15 – 20m, chúng tôi đào thêm một hàm ếch rộng làm nơi trung chuyển đất và để chỗ cho người ngồi kéo. Đường hầm dài 120m, số đất mang lên khoảng 20m3. Mở màn vào ngày 2/9/1968, sau hơn 150 ngày, đến đêm 19/1/1969 thì chúng tôi đào hầm thành công (đường hầm nhà tù Phú Quốc ngày nay), đã được tính toán kỹ lưỡng, không để xảy ra ngạt khí. Tôi trườn ra khỏi đường hầm thành công cũng là lúc địch hò hét vì đã phát hiện ra. Trời khi ấy vừa hửng sáng, có 21 người lên khỏi hầm trọn vẹn”, ông Nguyễn Hà Long nhớ lại.

Hành trình vượt ngục của các chiến sỹ cách mạng kiên trung ảnh 2

Một trong những Pano tại trưng bày “Khát vọng tự do”

Được tự do, Nguyễn Hà Long cùng các đồng đội thành lập Đơn vị Biệt động Phú Quốc trừ gian, đánh địch. Tháng 9/1969, nghe tin Bác mất, họ cồn cào ruột gan vì tiếc nhớ. Anh em quyết đánh địch lập công dâng Bác. Đêm 14/9/1969, trung đội tổ chức 2 mũi đánh trận cao điểm 176, chỉ trong 10 phút đã làm chủ trận địa. Tháng 12/1971, đánh quận Dương Đông. Địch bị tiêu diệt chỉ sau 15 phút, tạo nên một làn sóng tin tưởng trong quân và dân Phú Quốc.

Tháng 7/1972, ông Nguyễn Hà Long được Bộ Chỉ huy miền Nam điều về đoàn 182, Bộ Chỉ huy miền. Trước đó, năm 1971, mẹ ông đã nhận được giấy báo tử của con trai mình. Ngày ông trở về quê nhà, bà con làng xóm không dám tin, họ kéo đến rất đông để được thấy ông “bằng da bằng thịt”. “Ngày đất nước toàn thắng, tôi đứng ở quê mình và khóc. Bao nỗi nhớ anh em, những ngày khổ cực, gian lao dội về. Máu xương của đồng đội tôi đã trở thành bất tử!”.

Các cuộc vượt ngục của những người con ưu tú yêu nước năm xưa được chuyển tải sinh động qua trưng bày chuyên đề “Khát vọng tự do” do Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò, đang được tổ chức nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020).

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.