Hiện tượng Shigirsk

[Ngày Nay] - Chúng ta thường sử dụng từ “độc nhất” mà không hiểu tận cùng ý nghĩa của nó. Khi ta cố so sánh sự độc đáo với một cái gì đó, đặt trong một chuỗi hiện vật được xác định, tính độc nhất đã không còn. Độc nhất, tự nó là duy nhất, không có cái thứ hai.

Tượng thần Shigirsk - tượng bằng gỗ duy nhất trên hành tinh này có tuổi thọ 11 nghìn năm. Chỉ có thể chiêm ngưỡng bức tượng này tại một gian đặc biệt của bảo tàng lịch sử Sverdlov  vùng Ural của nước Nga. Bức tượng không thể di chuyển đi chỗ khác do các yêu cầu bảo tồn cổ vật khắt khe và đặc thù, vì vậy mọi người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về đây với khát vọng chạm được một phần còn lại của nền văn minh cổ xưa.

Hiện tượng Shigirsk ảnh 1

Tatjana Bogina


Ngày nay, bất cứ ai từ bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể nhìn thấy tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất trên hành tinh. Nó được bảo quản và trưng bày trong  một tủ kín đặc biệt, trong đó chế độ vi khí hậu đặc biệt được duy trì.

Tượng thần Shigirsk được phục sinh lần thứ hai gần 130 năm trước. Năm 1890, tại khu mỏ số 2, gần hồ Shigirskoe, ở vùng trung Ural, khi khai thác vàng, những người thợ ở độ sâu 4 mét đã đào được mười mảnh gỗ. Nhà sử học và khảo cổ học V.Ya. Tolmatrev sau đó đã mô tả hoàn cảnh và bản thân các hiện vật. Ông viết: “Hiện trạng vị trí nơi phát hiện tượng thần không được mô tả, chỉ biết rằng không thể đưa hiện vật ra khỏi than bùn một cách toàn vẹn do gỗ lúc đó đã hư hỏng, nứt và biến dạng mạnh. Sau đó, chắc rất nhanh, gỗ khô đi và xuất hiện các các vết nứt gẫy mới theo các khe dọc và lớn, độ võng của các bộ phận riêng lẻ trở nên dốc hơn”.

Độ dài ban đầu của các mảnh gỗ tìm được là 5,3 mét.

Việc phục chế đầu tiên bức tượng do ông Đ.Y.Lobanov (nhà khảo cổ học,  người cai quản Bảo tàng của Hiệp hội những người yêu thích khoa học tự nhiên của Ural thời đó - ND) thực hiện. Theo phiên bản của ông này, một bức tượng có chiều cao 2,8 mét với các cánh tay và chân khoanh lại. Khi đó, một số mảnh đã thừa ra không được ghép vào tượng. Với tình trạng như vậy, bức tượng thần đã được lưu giữ cho đến năm 1914 ở Bảo tàng của Hiệp hội những người yêu thích khoa học tự nhiên của Ural thời đó, nay là Bảo tàng lịch sử khu vực Sverdlov vùng Ural. Hình ảnh của bức tượng đã được các ông A.O Geikel (nhà dân tộc học và khảo cổ học người Phần Lan - ND) và A.M. Talưgren (nhà sử học và khảo cổ học người Phần Lan - ND) công bố trong các bài báo khoa học của họ.

Hiện tượng Shigirsk ảnh 2

Tượng gỗ độc bản, nhìn theo các góc độ khác nhau.

Trong năm 1914, ông V.Ya. Tolmatrev, khi nghiên cứu lại các mảnh hiện vật, đã phục dựng lại bức tượng. Lúc này chiều cao tượng là 5,3 mét. Sau này, phần nửa dưới của tượng thần bị thất lạc, chiều cao hiện tại ta còn nhìn thấy được chỉ còn 3,4 mét.

Tên gọi Shigirsk là theo vị trí phát hiện ra tượng. Vùng đầm lầy Shigirsk trở thành “kho báu Klondike” cho các nhà khảo cổ học (tên địa danh Klondike, một mỏ vàng ở Canada, đã trở thành danh từ chung thường được dùng để gọi những nơi có mỏ kho báu vô tận - ND). Đã phát hiện được hàng nghìn mẫu vật, cho phép có được hình dung về các các tổ tiên của chúng ta, về cuộc sống và cách sống của họ. Không phải ngẫu nhiên tại Bảo tàng Sverdlov đã trưng bày triển lãm với tên gọi “Bộ sưu tập Shigirisk”

Tên tượng gọi là  “tượng thần” chắc là hoàn toàn tự phát. Ngày hôm nay không thể xác định với mục đích gì bức tượng thần Shigirisk nổi tiếng được làm ra, tuy nhiên theo góc độ hiện đại, với tâm lý và kiến thức đã tích tụ được, với hình dáng bên ngoài của tác phẩm điêu khắc, rất có thể nó sẽ được gọi chính xác là một tượng của một vị thần và không thể khác được. Bản thân tên gọi này đã xác định một chức năng và mục đích nhất định, do đó giảm nhiều giả thuyết và mục đích khác khi tác phẩm điêu khắc được tạo ra bởi các đại diện của nền văn minh cổ đại.

Hiện tượng Shigirsk ảnh 3

Nếu hỏi các chuyên gia lịch sử thời cổ đại, có thể họ sẽ đưa ra nhiều giả thuyết về sự hình thành của bức tượng thần Shigirsk trong những thời kỳ không rõ ràng khoảng 9.600 năm trước Công nguyên. Và, bất cứ giả thuyết nào cũng có quyền đúng, bất cứ giả thuyết nào cũng đều như nhau, đều không có được luận cứ đầy đủ và thiếu sự chứng minh, bởi vì bất cứ đề xuất nào về cái thời thật cổ xưa đó chỉ là một cái nhìn phiến diện của một người ở thế kỷ thứ 21 nhìn về những gì diễn ra tại một thời khắc xa lạ với họ.

Các nhà khoa học sẽ nói gì khi nhìn vào cặp mắt sâu thẳm của tượng thần Shigirisk? Tồn tại một ý kiến cho rằng tác phẩm điêu khắc phản ánh một mô hình nhất định nào đó của thế giới quan mà người cổ đại đã nhìn nhận. Những chiếc mặt nạ được tìm thấy trên tác phẩm điêu khắc, được gọi là những khuôn mặt (ông V.Ya. Tolmatrev viết là có 5, hiện nay đã đếm được 8), chúng có thể chỉ ra hình ảnh của những thế giới khác nhau, phản ánh cấu trúc xã hội của cộng đồng người cổ đại. Đấy có thể là những thế giới thần thoại khác nhau, chúng liên quan đến sự sống và cái chết. Thân của tượng được bao phủ nhiều họa tiết trang trí. Ông V.Ya.Tolmatrev viết: “Các họa tiết có đặc tính là những đường thẳng; tuy vậy, tổ hợp các đường thẳng này tạo nên hình hài những người “ghi chép” vùng Đông Ural. Ở góc cạnh khác, các họa tiết này lại tương tự các vết chạm trổ khắc trên đầu của các mũi tên và lao bằng xương động vật được tìm thấy ngay tại đầm lầy này”.

Hiện tượng Shigirsk ảnh 4

Các nhà khoa học hiện đại nhìn nhận các họa tiết như những áng thơ của nước và trời, khởi thủy của đàn ông và đàn bà, thế giới của động, thực vật và cả những biểu tượng của thần linh đã di cư đến thế giới của loài người. Một số nhà nghiên cứu từ những vết nứt ngang và dọc khi các tiêu bản khô lại đã cố đọc ra một số từ ngữ nào đó và giả thuyết liên quan đến thế giới của người đã chết, hoặc là những hoạt động và nghi lễ tôn giáo. Theo một giả thuyết, tượng thần có thể là bức tượng canh giữ cho thế giới người chết (kiểu như bia mộ) hoặc là Menhir (Trụ đá kỷ niệm ở thời thượng cổ, cự thạch đơn giản được xử lý  thô từ những tảng đá lớn, có kích thước thẳng đứng cao hơn đáng kể so với bề ngang - ND) bằng gỗ dùng để hiến tế. Có thể đó là một tấm bia nhất định, được tạo lập để vinh danh một số sự kiện hoặc ý định. Tồn tại  giả thuyết cho rằng tượng thần Shigirisk là một tấm lịch cổ. Các nhà khoa học khẳng định rằng vào thời đó, các cư dân cổ đại đã biết phương pháp canh tác, trong trường hợp này lịch là cần thiết để theo dõi thời vụ. Nếu không đi quá sâu vào những vấn đề tâm linh và nhìn đơn giản từ góc độ như là công cụ và tính năng hữu dụng của nó, có thể các mảnh tiêu bản này là những mảnh vỡ của chiếc thuyền độc mộc cổ xưa. Vật chứng cho giả thuyết này là độ dài của các mảnh gỗ và độ uốn cong của chúng giống như thành của chiếc thuyền. Hồ Shigirisk thời đó còn nhiều nước và rộng bao la cho đến khi một phần hồ đã biến thành những đầm lầy than bùn, và chính nhờ đó mà các mảnh gỗ được lưu giữ khá tốt (trong môi trường than bùn, không có không khí, các tiêu bản dường như được đóng hộp kín để bảo quản). Hơn thế nữa, khoa học hàn lâm đã khẳng định vào thời điểm đó trên trái đất đã xuất hiện những chiếc thuyền cổ đầu tiên.

Có thể lập luận nhiều hơn nữa các giả thuyết kỳ lạ khác về sự ra đời của độc bản này. Sự khởi đầu của sáng tạo vốn đã có sẵn trong con người chúng ta, dù sống ở kỷ nguyên nào. Như, vào một thời khắc nào đó, người tiền sử đang ngồi trên bờ hồ Shigirisk tự nhiên thấy trước mắt mình xuất hiện một người khổng lồ sống sót kỳ diệu khỏi nạn hồng thủy hay từ lục địa Atlantic bị chìm ngập, hoặc sống sót sau thời kỳ băng hà khắc nghiệt (những sự kiện này đều có thể với niên đại khoảng 10 nghìn năm trước Công nguyên), hoặc có thể là người Trời bay xuống... Sửng sốt với những gì nhìn thấy, nhà tạc tượng cổ đại đã thực hiện thần tượng bằng vật liệu từ gỗ - tác phẩm nghệ thuật cổ xưa đã được sáng tác!

Hiện tượng Shigirsk ảnh 5

Cuối cùng, tất cả các tấm gỗ này cũng có thể đã được mang đến bờ hồ Ural bởi những tàn dư của sông băng hoặc do nước lũ trôi dạt đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tạm dừng với các giả thuyết, chúng ta quay về với thời điểm hiện tại.

Cuộc kiểm tra nghiêm túc đầu tiên với tác phẩm điêu khắc diễn ra vào năm 1997. Việc nghiên cứu do Viện Địa chất của Viện Hàn lâm khoa học Nga (Matxcova) và Viện Lịch sử văn hóa vật thể Viện Hàn lâm khoa học Nga (Saint-Peterburg) thực hiện. Thời điểm xuất hiện bức tượng được xác định khoảng 7.500 năm trước Công nguyên. Một cuộc khảo sát toàn diện tượng thần đã được các chuyên gia Trung tâm Khảo cổ học của trường đại học Geidelberg nước Đức thực hiện vào năm 2014. Theo kết quả chuẩn xác lại, tuổi của bức tượng khoảng 11 nghìn năm - thời điểm bức tượng được tạo ra như vậy khoảng 9.600 năm trước Công nguyên. Các nhà khoa học còn xác định rằng tượng thần được tạo ra từ nguyên khối một thân cây thông đốn xuống và đục đẽo bằng dụng cụ đục bằng đá, đôi mắt chắc là được gia công bằng dụng cụ cắt gọt làm từ xương hàm dưới của con hải ly, còn miệng  được gia công bằng công cụ đá lửa. Tuy vậy, không có một kết luận nào trong đó trả lời cho câu hỏi dường như đơn giản: “Tác phẩm điêu khắc này là cái gì? Lý do làm và ai làm?”.

Tại “Bộ sưu tập Shigirisk” của Bảo tàng lịch sử vùng Sverdlov có biển ghi chú “Các đồ vật không rõ mục đích”. Tượng thần, theo ý cá nhân tôi, nằm trong số này. Có lẽ, đấy là cách tiếp cận đúng đắn với các cổ vật cho đến khi chúng ta có câu trả lời cho những câu hỏi nêu ở trên.

Ngày nay, bất cứ ai từ bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có thể nhìn thấy tác phẩm điêu khắc bằng gỗ lâu đời nhất trên hành tinh. Nó được bảo quản và trưng bày trong  một tủ kín đặc biệt, trong đó chế độ vi khí hậu đặc biệt được duy trì.

Từ độ cao gần ba mét rưỡi, hiện tượng Shigirsk cổ đại dõi nhìn mỗi người chúng ta, với cái miệng đang mở nhưng im lặng trong suốt 11.000 năm vĩnh hằng.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.