Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục

Công chúng Nepal và một số nước giận dữ đổ bộ trên fanpage của Hoa hậu Thế giới sau đêm chung kết. Cách chọn theo từng châu lục khiến châu Á bị loại quá nhiều thí sinh mạnh.
Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục

"Nếu Hoa hậu Thế giới chọn ra 5 Hoa hậu của các lục địa rồi đưa họ vào Top 5 để chọn ra Hoa hậu Thế giới, tại sao không để các châu lục tự tổ chức chọn hoa hậu rồi đưa 5 người họ đến Trung Quốc và chọn ra Hoa hậu Thế giới", bình luận của một độc giả ví von về tính "cơ cấu vùng miền" của Hoa hậu Thế giới năm nay.

"Tôi không thỏa mãn với kết quả của Hoa hậu Thế giới 2018. Ai chiến thắng cũng được, tôi sẽ thấy thuyết phục hơn khi họ không được chọn theo từng châu lục. Sự thiếu sót của format này là các thí sinh chất lượng sẽ bị gạt bỏ vì số lượng có hạn. Thật lòng mà nói, sự tôn trọng của tôi với cuộc thi đang biến mất", độc giả Dizon El Tauruz viết.

Chọn theo châu lục: Format sai lầm?

Có hàng trăm bình luận trên fanpage chính thức của Hoa hậu Thế giới đưa ra ý kiến tương tự. Bức ảnh công bố người đẹp Mexico đăng quang cũng nhận được hàng trăm biểu tượng cảm xúc phẫn nộ. Nhưng cách công chúng bình luận cho thấy họ không phản đối cô mà phản đối cách cô được lựa chọn.

Format chọn Top 12 và Top 5 theo từng châu lục và khu vực của Hoa hậu Thế giới 2018 hiện để lại dư luận xấu. Ngay từ lý thuyết, format này đã gây bất an vì nếu chọn như vậy, các khu vực sẽ có số suất vào vòng trong cố định, điều này sẽ gây bất công nếu khu vực đó quá nhiều thí sinh mạnh nhưng lại phải gạt bỏ để đảm bảo con số này.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 1

12 thí sinh châu Á và châu Đại Dương chỉ để chọn ra 3 - tỷ lệ quá khắc nghiệt này khiến công chúng phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình.

Và thực tế đã chứng minh điều đó. Khu vực châu Á với số lượng thí sinh mạnh đông đảo của cuộc thi năm nay (Nepal, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam...) lại bị ghép chung với châu Đại Dương, đẩy số lượng thí sinh khu vực này lên thành 12. Và tỷ lệ chọi là 3/12. Một cuộc thanh lọc quá khắc nghiệt.

Nhiều người cho rằng tỷ lệ chọi của khu vực gộp này phải là 5/12 thì mới hợp lý. Trong khi đó, khu vực Caribbean với 3 thí sinh vào Top 3 lại có tỷ lệ chọi 2/3. Điều này càng khiến công chúng châu Á phẫn nộ hơn. Nhiều người đã lên fanpage của Hoa hậu Thế giới đòi phải công khai cách chọn tỷ lệ chọi, tại sao lại có chênh lệch quá lớn như vậy giữa các khu vực.

Độc giả Aditto Ami viết: "Tại sao Caribbean có thể đứng riêng mà châu Á và châu Đại Dương lại phải ghép thành một, cũng như 2 lục địa của châu Mỹ ghép thành một?".

Ý kiến quyết liệt nhất cho rằng không nên chọn theo khu vực hay châu lục. Vì như vậy, sẽ không có sự cạnh tranh thực sự giữa các thí sinh trên toàn thế giới mà là cạnh tranh theo châu lục.

"Đây là Hoa hậu Thế giới chứ đâu phải Hoa hậu Liên lục địa", một khán giả bình luận.

Thất bại của đại diện Nepal gây phẫn nộ

Ngay trước thềm đêm chung kết, Hoa hậu Nepal Shrinkhala Khatiwada là ứng viên nặng ký bậc nhất cho danh hiệu Hoa hậu khi cô đã đoạt 2 giải phụ quan trọng là Hoa hậu Nhân ái và Truyền thông. Trong đêm chung kết, phần thể hiện của đại diện Nepal cũng rất ấn tượng. Cô được kỳ vọng là trở thành Hoa hậu Thế giới của khu vực châu Á trước khi tiến xa hơn.

Thế nhưng, trong sự ngỡ ngàng của công chúng Nepal, Khatiwada bị loại khỏi Top 5 và ngôi vị Hoa hậu Thế giới châu Á thuộc về đại diện Thái Lan.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 2

Đại diện Nepal không có mặt trong Top 5 vì chính sách "mỗi châu lục một hoa hậu", khiến nhiều khán giả phẫn nộ. Ảnh: Chụp màn hình.

Người hâm mộ Nepal dường như không thể nuối trôi thất bại này. Các bình luận dưới kết quả cũng như hình ảnh của tân Hoa hậu Thế giới người Mexico trên fanpage của cuộc thi, phần lớn đến từ Nepal. Đó là những bình luận phản đối, cho rằng thí sinh Nepal đã bị đối xử bất công, và tuyên bố họ thất vọng vì tính công tâm của Hoa hậu Thế giới.

Độc giả Neetu Gurung viết: "Cách chọn Top 5 thật kỳ lạ và không logic. So với Thái Lan và New Zealand, Nepal đã giành các giải phụ quan trọng trước đó. Cô ấy cũng là thí sinh nổi tiếng nhất và dẫn đầu về lựa chọn của khán giả. Cô ấy tự tin và rành mạch. Tôi cảm thấy không công bằng".

Không chỉ công chúng Nepal, công chúng nhiều nước khác cũng có chung suy nghĩ này và chia buồn với đại diện của đất nước Nam Á. "Mục đích của Hoa hậu Thế giới là nhân ái nhưng người thắng giải Nhân ái vẫn trượt top 5", độc giả Phú Tăng viết.

Hoa hậu Thế giới 2018 gây phẫn nộ vì chọn thí sinh theo châu lục ảnh 3

Khán giả tranh cãi nhiều nhưng thừa nhận nhan sắc của tân Hoa hậu Thế giới Vanessa Ponce. Ảnh: Missology.

Với số lượng bình luận phản đối nhiều đến mức dày đặc trên fanpage, Hoa hậu Thế giới đang gặp khủng hoảng truyền thông nhẹ sau đêm chung kết. Tất cả đến từ format gây tranh cãi và thiếu công khai các tiêu chí.

Bên cạnh những tranh cãi này, khán giả cũng thừa nhận tân Hoa hậu Thế giới Vanessa Ponce (người Mexico) xinh đẹp và trả lời ứng xử hay. Kết quả này không bị cho là thiếu thỏa đáng.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.